Posts filed under ‘4- SỰ KIỆN’

Chúng ta cùng hát mừng NGÀY VUI THỐNG NHẤT

Chúng ta cùng hát mừng NGÀY VUI THỐNG NHẤT

Nhà báo Thanh Hiệp – Báo Người Lao Động thực hiện

1/ Từ ý tưởng nào chị sáng tác ca khúc “Ngày vui thống nhất”?

Đó là từ khi nhận được thư mời đặt hàng của báo NLĐ. Bài hát tôi hoàn ngay đêm trước khi buổi gặp gỡ với 6 tác giả được báo NLD đặt hàng gồm tôi và các nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Văn Hiên, Hoài An, Nguyễn Thái Hiệp và Mai Trâm.

Bài hát chỉ thay đổi vài ý trong lời ca cho đầy hơn và gần với câu chuyện của bài hát hơn.Phần âm nhạc gần như giữ nguyên không thay đổi (cảm xúc ban đầu là rất quan trọng. Tôi gửi phối khí và thu thanh bài hát ngay trước Tết âm lịch.

Bài hát do 2 giảng viên thanh nhạc Kim Thoa và Mạnh Cường cùng hợp ca nam nữ của khoa âm nhạc trường cao đẳng VHNT TPHCM thể hiện. Bài hát đã được ghi hình ngoài trời ở TPHCM rất đẹp.

Bài hát được viết từ ký ức sống động của tôi đã chứng kiến những ngày giặc Mỹ leo thang ném bom Miền Bắc vô cùng ác liệt (khoảng những năm 60 thế kỷ trước). Tôi còn rất nhỏ, cả gia đình từ Hà Nội về quê sơ tán. Nhà ngay cổng đơn vị tên lửa phòng không – hệ thống lưới lửa dày đặc trên bầu trời Hà Nội, chống các báy bay ném bom và máy bay chiến thuật của Mỹ. Tôi từng chứng kiến tên lửa bắn lên trung máy bay Mỹ trên không.

Thường thì khi tên lửa bắn sẽ cắt đuôi ở trên không khi đạt được khoảng cách nhất định và bụi của lớp vỏ bọc tên lửa rơi xuống gây cháy.

Có hôm, tên lửa bắn hướng qua làng, cả làng bị cháy do bụi lửa rơi. Vừa dứt báo động, tôi tan học vừa chạy về vừa khóc vì lo sợ nhà mình bị cháy. Rồi Hà Nội 12 ngày đêm vô cùng khốc liệt…

Ký ức những ngày chiến tranh leo thang ấy ám ảnh vô cùng. Nhất là những ngày nghe tin chiến thắng qua loa phóng thanh bắt đầu từ Tây Nguyên…mừng vô cùng, náo nức vô cùng…

(more…)

Tháng Tư 30, 2024 at 9:01 sáng Bình luận về bài viết này

Đại hội Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023-2028

Đại hội Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023-2028


(Nguồn: Báo Quảng Ngãi) Tiếp tục củng cố và kiện toàn bộ máy Hội VH-NT tỉnh, xây dựng đội ngũ hội viên đoàn kết, gắn bó và từng bước nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ; tăng cường đổi mới công tác sinh hoạt các chi hội trực thuộc, nâng cao chất lượng hoạt động của Tạp chí Sông Trà; quan tâm triển khai các giải pháp nâng cao giá trị tác phẩm VH-NT trong môi trường số…

 Ngày 12/12, Hội VH-NT tỉnh tổ chức Đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023-2028. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn; Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đặng Ngọc Dũng; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Tấn Đức; Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Xuân Mến đã đến dự.

Hội VH-NT tỉnh có 180 hội viên, sinh hoạt tại 9 chi hội chuyên ngành. Trong 5 năm qua, Hội VH-NT tỉnh tiếp tục khẳng định vị thế trong khu vực và cả nước. Các tác phẩm VH-NT phản ánh tương đối toàn diện sự nghiệp đổi mới và phát triển của tỉnh, khơi dậy và phát huy những giá trị lịch sử, truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước, con người Quảng Ngãi. Nhiều tác phẩm đoạt giải cao trong nước và quốc tế.  Trong nhiệm kỳ qua, Liên hiệp các Hội VH-NT Việt Nam đã tặng 4 Cờ thi đua xuất sắc cho Hội VH-NT tỉnh và 7 Bằng khen cho hội viên, viên chức của hội. UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 44 tập thể và cá nhân, hội viên đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động VH-NT.

(more…)

Tháng Mười Hai 15, 2023 at 2:38 sáng Bình luận về bài viết này

Quá trình chiếm hữu và thực thi chủ quyền của VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Quá trình chiếm hữu và thực thi chủ quyền của VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Print Friendly, PDF & Email

Tác giả: Hồ Sĩ Qúy*

1. Ít nhất, từ thế kỷ XVII, Hoàng Sa không phải là lãnh thổ vô chủ (Terra Nullius)

Sử sách Trung Hoa suốt từ các đời Tần, Hán đến tận sau Thế chiến thứ II, không có tài liệu nào xác nhận, Biển Đông với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc (Biển Đông được người Trung Quốc và giới hàng hải gọi là中国南海 Trung Quốc Nam Hải, 花南Hoa Nam, South China Sea, người Philippines từ 2012 gọi là biển Tây Philippines, West Philippine Sea; quần đảo Hoàng Sa được người Trung Quốc gọi là西沙Tây Sa, tiếng Anh: Paracels và Trường Sa người Trung Quốc được gọi là 南沙 Nam Sa, tiếng Anh: Spratlys). Trong khi đó, không ít bản đồ phương Tây vẽ trước thế kỷ XIX, thư tịch cổ Trung Hoa do chính người Trung Hoa viết, lại đã thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.[1]

Phía Trung Quốc thường tuyên truyền chủ quyền của họ đối với biển Đông có từ hơn 2000 năm trước. Nhưng những chứng cứ chủ yếu lại chỉ là những ghi chép của người đương thời và người đời sau về các con đường hàng hải từ Trung Quốc ra nước ngoài, các hoạt động thám hiểm, buôn bán, đánh cá… và qua đó có ghi chép về địa lý, lịch sử, phong tục… ở các vùng mà những người chứng kiến đã đi qua. Cũng có tài liệu nói người đánh cá Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam và các nước khác khi buôn bán, đánh cá hoặc gặp thiên tai trên biển… đã từng sống trên các đảo tuỳ theo mùa vụ, nhưng cụ thể từ khi nào và mùa vụ là bao nhiêu lâu thì chưa thấy tài liệu nào ghi chép thật rõ,[2] và chỉ riêng điều đó thì cũng không có ý nghĩa về mặt chủ quyền. Ở đây các nhà nghiên cứu đôi khi thường bắt gặp có sự nhầm lẫn hoặc cố tình nhầm lẫn của những người làm sử thiếu khách quan. Theo luật pháp quốc tế, việc thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền trên các vùng biển đảo, ngày nay, không phụ thuộc vào việc phát hiện, thám hiểm hay thực thi buôn bán, làm ăn trên biển. Cũng không phụ thuộc vào sự hiểu biết của người quan sát về biển đảo. Từ thế kỷ thứ VIII, người Bắc Âu, Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh… đã có tiếng là những Viking[3] gồm những nhà thám hiểm, nhà buôn, chiến binh, và cả những hải tặc đã tung hoành trên nhiều vùng biển của địa cầu. Những ghi chép của người Anglo-Saxon về hải dương từ lâu đã là nguồn tra cứu phong phú và quý giá của nhân loại. Tiếp theo là những người Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, Việt Nam… cũng có mặt ở nhiều vùng trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Phương Đông không có các Viking, ít các nhà thám hiểm nên người phương Đông có mặt trên biển chủ yếu là buôn bán, làm ăn, đánh cá…

(more…)

Tháng Mười Một 27, 2023 at 2:36 sáng Bình luận về bài viết này

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÙNG ĐẤT NAM BỘ – VIỆT NAM

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÙNG ĐẤT NAM BỘ – VIỆT NAM

💥 Để hiểu cho đúng vấn đề, xin giới thiệu các bạn, bài viết về lịch sử vùng đất Miền Tây Nam Bộ của Tuyên Giáo Tỉnh ủy An Giang đăng trên mục công tác lịch sử Đảng.

💦 Vùng đất Nam bộ từ Phù Nam đến Việt Nam 💦

Nam Bộ là một phần của lãnh thổ Việt Nam. Lịch sử hình thành vùng đất Nam Bộ thể hiện rõ những luận cứ khoa học, phù hợp thông lệ quốc tế chứng minh quá trình thụ đắc lãnh thổ của dân tộc ta. Để hiểu rõ về vấn đề chủ quyền vùng đất Nam Bộ chúng ta cần hiểu rõ về 3 thời kỳ lịch sử lớn của vùng đất này: Vùng đất Nam Bộ dưới thời Phù Nam; Vùng đất Nam Bộ dưới thời Chân Lạp; Vùng đất Nam Bộ của Việt Nam.

I- Vùng đất Nam Bộ dưới thời Phù Nam

Căn cứ các thư tịch cổ và di vật thuộc nền văn hoá Óc Eo (là di tích văn hoá vật thể của Phù Nam1), các nhà khoa học đã khẳng định nước Phù Nam xuất hiện vào khoảng đầu Công nguyên, với trung tâm là vùng đất Nam bộ Việt Nam hiện nay.

Trong thời kỳ hưng thịnh, nước Phù Nam phát triển thành một đế chế gồm: toàn bộ phần phía nam bán đảo Đông Dương (Nam Bộ Việt Nam, Campuchia, một phần nam Lào), một phần Thái Lan và bán đảo Malacca, trung tâm vẫn là vùng Nam bộ Việt Nam. Cư dân chủ thể là nhóm người Mã Lai- Đa Đảo ven biển có truyền thống hàng hải, thương nghiệp khá phát triển, có kinh nghiệm và tài nghệ trong làm thuỷ lợi, khai phá và canh tác ở đồng bằng trũng thấp.

Đế chế Phù Nam bắt đầu quá trình suy yếu vào cuối thế kỷ VI. Nhân cơ hội này, vào đầu thế kỷ VII, Chân Lạp- một thuộc quốc của Phù Nam, do người Khmer xây dựng, lúc bấy giờ ở vùng trung lưu sông Mê Kông và khu vực phía Bắc Biển Hồ, lấy nông nghiệp là nghề chính để sinh sống, đánh chiếm một phần lãnh thổ của Phù Nam ở vùng hạ lưu sông Mê-Kong- vùng Nam Bộ Việt Nam.

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định những điểm chính yếu ở thời kỳ này như sau:

-Vùng đất Nam Bộ ngày xưa là trung tâm của nước Phù Nam.

-Di vật thuộc văn hoá Óc Eo là di tích văn hoá vật thể của nước Phù Nam.

-Chân Lạp do người Khmer xây dựng là một thuộc quốc của đế chế Phù Nam.

(more…)

Tháng Mười Một 15, 2023 at 9:19 sáng Bình luận về bài viết này

Thấy gì từ những tranh cãi vẫn đang bủa vây “Đất rừng phương Nam”?

Thấy gì từ những tranh cãi vẫn đang bủa vây “Đất rừng phương Nam”?

PGS.TS NGUYỄN THẾ KỶ

(Nguồn: Lao động) Văn chương TP. Hồ Chí Minh xin được đăng tải bài viết của PGS.TS. Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ – Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương quanh những tranh cãi về phim “Đất rừng phương Nam”.


Poster phim “Đất rừng phương Nam”. Ảnh: Nhà sản xuất

Bài học từ “Đất rừng phương Nam”

Bộ phim “Đất rừng phương Nam” đến nay đã có doanh thu trên 123 tỉ đồng. Phim tạo ra được sức hút, dư luận sôi nổi, nhiều chiều, đó là điều đáng mừng. Nhất là trong giai đoạn chúng ta đang quan tâm xây dựng nền công nghiệp điện ảnh.

Tuy nhiên, phim cũng có những hạn chế, sai sót.

Đã có những tranh cãi xoay quanh việc “Đất rừng phương Nam” là phim lịch sử hay phim giải trí (theo đó, có nhiều người lại bàn thêm về quyền hư cấu hay yêu cầu/nguyên tắc phải tôn trọng lịch sử, tôn trọng hiện thực đời sống). Đây là những vấn đề lớn của văn học, nghệ thuật từ xưa đến nay và nhiều năm sau nữa.

Tôi thấy yếu tố giải trí của “Đất rừng phương Nam” nổi trội hơn yếu tố lịch sử, chính trị, nhưng không vì thế mà giới chuyên môn và người xem coi nhẹ hay bỏ qua nội dung lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán được thể hiện trong phim.

Về tính hư cấu, quyền hư cấu và tính chân thật của lịch sử, cứ nêu một câu hỏi, dù hơi kỳ, rằng, nếu nhà văn Đoàn Giỏi còn sống, liệu cụ có đồng ý để biên kịch, đạo diễn và ê-kíp làm phim đẩy thời khắc lịch sử, bối cảnh, nhân vật được phản ảnh trong tiểu thuyết của cụ lên trước 1925-1930 năm hay không? Thời điểm này, nhà văn Đoàn Giỏi mới chỉ 5 tuổi (Đoàn Giỏi sinh năm 1925).

Tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” dù sử dụng nghệ thuật hư cấu, đã lấy mốc thời gian chính xác từ ngày 23.9.1945 trở đi – ngày Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ 2.

(more…)

Tháng Mười Một 1, 2023 at 7:34 sáng Bình luận về bài viết này

Tọa đàm về “Nhà thơ Đỗ Nam Cao – Ký ức còn mãi”…

Sáng ngày 12.10.2023, tại trụ sở Liên Hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật Tp HCM, Hội Nhà văn Tp. HCM cùng Tạp chí Văn hiến Việt Nam tổ chức Buổi tọa đàm “Nhà thơ Đỗ Nam Cao – Ký ức còn mãi”.

Đến dự buổi tọa đàm có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành Uỷ TPHCM, Lãnh đạo Sở VHTT&DL TPHCM và rất đông các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, bạn bè và đồng nghiệp văn chương là những sinh viên đại học tổng hợp ngày ấy, từng là đồng đội, đồng chí, từng chiến đấu bên nhau trong suốt thời gian dài như: Nhà văn Phạm Quang Nghị – Nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành Ủy Hà Nội, NSND Thúy Mùi, phó chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha, nhà báo Nguyễn Thế Khoa, nhà thơ Thanh Thảo – nguyên Chủ tịch Hội Văn nghệ Quảng Ngãi, nhà thơ Đàm Chu Văn, Chi Hội trưởng Hội Nhà văn Việt Nam tại Đồng Nai, nhà thơ Dương Trọng Dật, nguyên Phó tổng biên tập báo Sài gòn giải phóng, nhà văn Lê Quang Trang, nhà văn Trần Văn Tuấn nguyên chủ tịch Hội nhà văn TPHCM cùng các thế hệ nhà văn trưởng thành sau ngày thống nhất đất nước như: Nhà văn Bích Ngân, Phan Hoàng, Bùi Anh Tấn, Trầm Hương, Bùi Phan Thảo, Lê Thiếu Nhơn, Phương Huyền… cùng đông đảo các văn nghệ sĩ TPHCM, đặc biệt là có sự hiện diện của những người thân trong gia đình nhà thơ Đỗ Nam Cao.

Nhà thơ Đỗ Nam Cao sinh ngày 08/6/1948 tại làng Mỹ Lâm, xã Liên Hòa, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Ông tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường viết văn Quảng Bá (Hội Nhà văn Việt Nam). Năm 1971, ông cùng nhiều văn nghệ sĩ, trí thức tình nguyện vượt Trường Sơn vào chiến trường miền Nam và công tác ở Ban Văn nghệ Trung ương Cục miền Nam.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhà thơ Đỗ Nam Cao về công tác tại Viện Văn học TPHCM. Ông nguyên là thành viên Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam; nguyên biên tập viên, phóng viên Đài Phát thanh Giải phóng và Đài Tiếng nói Việt Nam; biên tập viên NXB Văn hóa Thông tin (Chi nhánh TPHCM); hội viên Hội Nhà văn TPHCM và Hội Nhà văn Việt Nam… Ông mất ngày 8-11-2011 tại TPHCM. Giải thưởng Văn học Nghệ thuật mang tên Nguyễn Đình Thi cũng từng trao cho ông vào năm 2012.

(more…)

Tháng Mười 16, 2023 at 8:00 sáng Bình luận về bài viết này

Hai nhà thơ nhà văn, hai chuyến đưa hai anh ruột về quê

Hai nhà thơ nhà văn, hai chuyến đưa hai anh ruột về quê

 

(Nguồn: Vanvn)- Có hai nhà thơ nhà văn bạn tôi, cả hai là anh em với nhau trong văn chương, nhưng họ còn một mối liên kết tình cảm khác: cả hai đều có anh ruột là liệt sĩ hy sinh ở chiến trường miền Nam, và cả hai đều mất nhiều năm tìm hài cốt anh ruột mình.

Hai anh em tìm hài cốt anh ruột mình là nhà thơ Hữu Thỉnh và nhà văn Trung Trung Đỉnh. Một người quê Vĩnh Phúc, một người quê Hải Phòng.

Nhà thơ Thanh Thảo

(more…)

Tháng Bảy 28, 2023 at 9:35 sáng Bình luận về bài viết này

Chiến tranh biên giới phía Bắc: Sòng phẳng với lịch sử không phải kích động hận thù

Chiến tranh biên giới phía Bắc: Sòng phẳng với lịch sử không phải kích động hận thù

 

(Nguồn: Vanvn)- Ngày 17.2.1979, 60 vạn quân Trung Quốc mở cuộc tấn công ào ạt trên 6 tỉnh biên giới Việt – Trung. Hôm nay sự kiện đó đã tròn 44 năm.

Đã có nhiều sự thay đổi tích cực sau việc bình thường hóa quan hệ Việt – Trung năm 1991. Chúng ta gác lại quá khứ, hướng tới tương lai vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển nhưng không có nghĩa lãng quên những gì đã xảy ra.

Sự thật lịch sử

Thứ nhất, sự kiện ngày 17.2.1979 và nhiều năm sau, đó là một cuộc chiến tranh xâm lược có tính toán nằm trong tham vọng bá quyền của Trung Quốc. Họ đã hạ quyết tâm, chủ động vạch kế hoạch, tổng động viên lực lượng để tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn vào lãnh thổ Việt Nam. Trung Quốc đã tìm cách lý giải và biện minh cho hành động này chỉ là “cuộc phản công tự vệ”, bất chấp đạo lý và pháp lý.

Những người lính tuổi 18, 20 tham gia mặt trận Vị Xuyên trong cuộc chiến bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Ảnh tư liệu

(more…)

Tháng Hai 18, 2023 at 8:04 sáng Bình luận về bài viết này

Ngày thơ bàn về “ứng xử” của nhà thơ

Ngày thơ bàn về “ứng xử” của nhà thơ

(Nguồn: Vanvn) – Tôi đoán chữ ứng xử ở đây là muốn nói đến tình trạng gặp ai cũng “giúi” thơ chăng. Ngày nào cũng làm thơ cũng là một dấu hiệu của sự chuyên nghiệp đấy chứ. Có bằng cấp về thơ xong ra làm thơ mới xứng chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn của PGS.TS Trần Thị Trâm chắc hiếm. Còn đem tiêu chí sống được bằng thơ ra áp chắc chẳng còn ai là chuyên nghiệp. Có vẻ Trang Thanh có lý: các nhà thơ làm gì thì làm nhưng lúc nào sống cũng phải nên thơ…

Sáng Nguyên tiêu 5.2, có những lúc mưa như trút xuống Hoàng thành Thăng Long – nơi diễn ra Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 21. Đây cũng là lần đầu tiên Ngày Thơ rời sân chơi quen thuộc Văn Miếu. Sân khấu năm nay nhìn quy mô, chuyên nghiệp hẳn với màn hình LED chạy các câu thơ chọn (đêm thơ diễn ra tối Rằm tháng Giêng). Nhưng tất nhiên chỉ có mấy khách thơ bất chấp mưa, đứng chụp vài kiểu kỷ niệm trước Đoan môn.

(more…)

Tháng Hai 16, 2023 at 9:12 sáng Bình luận về bài viết này

CHÚC MỪNG NĂM MỚI QUÝ MÃO

Thay mặt Trang weblog SẮC MÀU THỜI GIAN kính chúc các bạn văn nghệ gần xa năm mới Quý Mão 2023 Bình an – Hạnh phúc – Thành công và có nhiều tác phẩm mới.

Tháng Một 21, 2023 at 8:53 sáng Bình luận về bài viết này

Older Posts


LỜI GIỚI THIỆU

SẮC MÀU THỜI GIAN Chuyên trang Văn học - Nghệ thuật. Giới thiệu: về vùng đất và con người Quảng Ngãi, các tác phẩm văn học của các tác giả trong và ngoài tỉnh. Nơi gặp gỡ, giao lưu của bạn bè gần xa. Thân mời các bạn cộng tác. Thư từ, tác phẩm xin gởi về: Hồ Nghĩa Phương, Email: honghiaphuong@gmail.com

Bài viết mới

LƯỢNG TRUY CẬP

  • 484 929 Người

Chuyên mục