Tản văn GIÓ VỀ MÙA XƯA
GIÓ VỀ MÙA XƯA
BÙI HUYỀN TƯƠNG (Tp Quảng ngãi)
Chiều về. Bất chợt trời trở gió. Gió mùa ư. Hay gió chướng. Hay heo may bảng lảng. Tôi chẳng nhận ra. Chỉ nghe se lạnh khi mỗi cơn gió tràn về. Bầu trời xám xịt, những đám mây trĩu nước, hình như đang đợi tín hiệu của đất trời mà đổ vội cơn mưa. Có lẽ, thu đã tàn, đông đang tới.Và gió mùa đông đang dặt dìu thương nhớ.
Cánh đồng đã xa vụ gặt. Mùa lúa chét lại về. Mùa đã từng rộn rã những bước chân quê của một thời xa ngái. Lúa chét không nhiều, hạt cũng không căng mẩy. Nhưng nó lại là món quà của những năm túng quẩn, thất bát vụ mùa. Bây giờ, hình như ý niệm mùa lúa chét không còn trong đời sống dân quê. Bởi lúa mùa căng tròn, bóng mẩy đã đầy lu, đầy bồ. Hơn nữa, giá lúa lại quá rẻ, thì đâu còn động lực mà đi nhặt nhạnh từng bông lúa chét. Tôi lặng nhìn những bông lúa chét vương vãi khắp cánh đồng. Nhìn đàn bò thong dong ăn cỏ, thi thoảng chúng lém qua, hay dẫm đạp những bông lúa chét, bông lúa rạp mình khi cơn gió thoảng qua mà lòng se lại, thấp thoáng nỗi niềm cô lạnh của ngày xưa cơ cực.
TRẦN THUẬT NGỮ: KHÔNG GIAN VÔ BIÊN – THỜI GIAN VÔ HẠN -Tiểu luận MAI BÁ ẤN
TRẦN THUẬT NGỮ: KHÔNG GIAN VÔ BIÊN – THỜI GIAN VÔ HẠN
Còn với người làm thơ, Trần Thuật Ngữ cũng chỉ đơn giản cầm bút viết lên những gì mà cõi lòng mình thúc giục. Vậy mà rồi… đọc thơ Trần Thuật Ngữ, ta cứ bị ám ảnh bởi sự rợn ngợp của không gian bao la và cảm giác lành lạnh trước dòng chảy thời gian vô chung vô thỉ.
MAI BÁ ẤN
Dù xuất hiện sớm và trở thành một trong những cây bút trẻ tiêu biểu trên thi đàn miền Nam trước 1975, nhưng với Trần Thuật Ngữ – người con của đất Long Phụng, Mộ Đức, Quảng Ngãi; tôi xin cam đoan rằng, anh không hề dính dáng đến trường phái nghiên cứu Thi pháp học, nhất là những khái niệm về “Không gian nghệ thuật”, “Thời gian nghệ thuật” khá phức tạp và rắc rối này. Suốt đời làm một thầy giáo dạy văn Trung học cơ sở, nghề nghiệp cũng không đòi hỏi ở anh những vấn đề lý thuyết cao siêu. Còn với người làm thơ, Trần Thuật Ngữ cũng chỉ đơn giản cầm bút viết lên những gì mà cõi lòng mình thúc giục. Vậy mà rồi… đọc thơ Trần Thuật Ngữ, ta cứ bị ám ảnh bởi sự rợn ngợp của không gian bao la và cảm giác lành lạnh trước dòng chảy thời gian vô chung vô thỉ.
VŨ HẢI ĐOÀN – CHƠN CHẤT ĐẤT VÀ TƠ NON CỎ -Tiểu luận MAI BÁ ẤN
VŨ HẢI ĐOÀN – CHƠN CHẤT ĐẤT VÀ TƠ NON CỎ –

1
Hòa bình, thống nhất, qua máu lửa chiến tranh, Vũ Hải Đoàn trở về với cuộc đoàn viên. Trên vùng đất của hồn thơ chơn chất bắt đầu mọc lên những đóa thơ tơ non như cỏ cho dù những tháng ngày này, anh đã bước qua cái tuổi thanh xuân.
Trước gương mới biết bạc đầu
Thời gian tựa bóng chim câu qua thềm (Xuân thời gian).
Khi đặt bút viết về Vũ Hải Đoàn, tôi cứ bị hai câu thơ này ám ảnh. Qua đạn lửa chiến tranh rồi, vượt qua bao cuộc bể dâu nhân thế rồi, một ngày xuân hòa bình, ngồi ngắm mình trước gương mới biết tuổi xuân đã qua, mái đầu đã bạc, và nhận ra thời gian trôi đi nhanh quá… Mới thanh xuân đó mà bây giờ, tuổi đã vượt đại thọ 80.
TRẦN HỮU SƠN NẶNG LÒNG CÙNG CHỮ NGHĨA THI CA
(Nhà thơ Ngã Du Tử)
TRẦN HỮU SƠN NẶNG LÒNG CÙNG CHỮ NGHĨA THI CA
Trần Hữu Sơn – người nặng lòng cùng chữ nghĩa với thi ca, anh đã xuất bản 02 thi phẩm Miền Trăng, Nxb Lao động (2016) và Tháp Cát, Nxb Hội Nhà văn (2019) cũng đã gây được tiếng vang trong tỉnh nhà. Hiện nay, anh đã nỗ lực cho ra đời tập thơ thứ 3: VỌNG NHỮNG MÙA TRĂNG, đây là tín hiệu đáng mừng cho những ai đam mê thơ nói chung và Trần Hữu Sơn nói riêng. Tuy xuất hiện hơi muộn trên thi đàn, nhưng bù lại chất liệu và kinh nghiệm trong anh từng trải đã thực chứng dày dạn hơn về phận người, nỗi đời. Vì thế ngôn ngữ thơ diễn bày đỉnh đạt hơn, nên chất thơ lung linh mà mặn mà, huyền ảo, nhất là mảng thơ quê hương và thơ tình.
Mở đầu cho thi phẩm bài Trà Giang thương nhớ anh viết:
“Tam Thương đón vạt nắng tà
Chuông chùa Thiên Ấn ngân nga giọt thiền”
Tiếng chuông chùa ngân nga, hình như sóng trần gian như đang rót từ tốn giọt tĩnh lặng vào tâm anh. Tâm càng tĩnh lặng, rỗng rang ý thức càng đầy, tâm hồn thăng hoa càng vời vợi. Thú chơi đời người xét cho cùng tao nhã vẫn là văn học, nghệ thuật. Văn học là nhân học. Nghệ thuật mang đậm tính mỹ học, hai tố chất song hành tồn tại ngay đời sống của chính anh vì vậy hổ tương nhau nhịp nhàng. Trần Hữu Sơn may mắn có cả hai, nên hình ảnh: “Dấu xưa thắm mãi địa đàng/ Váy đen, yếm đỏ, trăng vàng… đòi thơ” có sự phối hợp nhuần nhị giữa sắc màu và không gian rất tinh tế. Với mây anh dùng “cây mây trắng”, rất lạ về thi ca: “Cây mây trắng trổ nhành hoa ráng đỏ/ Sông trăng mơ trải lụa dấu thiên hành”… đẹp về hình ảnh thi ca trong mỗi câu lục bát của mùa trăng vọng ấy, người đọc như thấy hình ảnh của bức tranh ngôn ngữ: “Mùa xuống giống vắng cô nàng gánh mạ/ Tiếng cười giòn xao xuyến những mùa trăng” hay là: “Anh lầm lũi thương luống cày dang dở/ Dệt nỗi buồn bên lối nhỏ hoang vu”. Đọc câu kết của bài thơ ấy ai cũng ngỡ ngàng, thì ra anh mải miết cày xới luống cày tình ái, ai ngờ tất cả đều dở dang. Phải chăng, duyên nợ không vẹn với cô thanh nữ “có nụ cười làm xao xuyến mùa trăng”?
Chùm thơ LÊ THANH HÙNG
LÊ THANH HÙNG (Bắc Bình, Bình Thuận)
Xuân muộn
Rồi thời gian, trôi son, lợt phấn
Em sẽ về, chấp chới, ngày xưa
Bao nhiêu năm, tình, đời lận đận
Thì sá gì đâu, chuyện nắng, mưa
*
Bến sông xưa, sóng đọng trên đầu
Cơn gió giũ, thời gian, tóc rối
Thềm cũ, mưa rơi, bong bóng nổi
Về đâu? Kỷ niệm biết tìm đâu
*
Và em ơi, ngày mai sẽ tới
Xuân muộn, mà sao vẫn đắm say
Bờ cỏ biếc, khép mình như đợi
Nắng quái, chiều hôm, đổ bóng đầy
*
Ta vẫn tin, tin suốt cuộc đời
Đất nước và tình yêu, trẻ mãi
Dẫu dĩ vãng, không còn trở lại
Thì vẫn yêu, yêu mãi, em ơi!
PHIÊU LÃNG CA!”, KHÚC CA CHƯA DỪNG LẠI
(Hồ Nghĩa Phương)
PHIÊU LÃNG CA!”, KHÚC CA CHƯA DỪNG LẠI
Nhận bản thảo tập thơ do chính người vợ hiền của Duy Toàn (bút danh: Lưu Lãng Khách) trao tận tay tại nhà với lời nhắn nhũ: “Nhờ anh đọc, biên tập và viết đôi lời giới thiệu về tập thơ của anh ấy!”. Dành thời gian đọc hết tập thơ “Phiêu lãng ca” với hơn 100 bài của Toàn, những bài thơ đầy cảm xúc trào dâng của người em cùng quê, một người bạn thơ ỏ xa tuy mới biết nhau nhưng đã dành cho nhau nhiều tình cảm nồng ấm.
Trong lần gặp Duy Toàn ở ngôi nhà riêng nằm trong hẻm nhỏ quận 7, Tp HCM và đây cũng là lần hai anh em có dịp gặp mặt nhau, bên ly bia đưa cay và chuyện đời, chuyện văn tràn qua buổi trưa hè. Ít nói về mình nhưng qua trao đổi thì Toàn tâm sự đã sáng tác thơ từ thời còn là học sinh trung học, trải qua bao thăng trầm của cuộc sống “Thơ” như nguồn động lực giúp Toàn vượt qua bao khó khăn, theo bước chân lãng du khắp mọi miền đất nước. Những cảm xúc được ghi lại được thể hiện qua câu chữ, những bài thơ nặng tình nghĩa với quê hương, với vùng đất, con người mà anh đi qua trải nghiệm, nỗi nhớ thương người thân trong gia đình, và một vài bóng dáng “nàng thơ” ở nơi anh đến. Tập thơ đầu tay của Duy Toàn, chúng ta có thể đọc liền mạch với chùm bài thơ: Độc hành ca, Phiêu lãng ca, Về thăm chốn cũ, Tình xuân…, là nỗi niềm riêng của tác giả. Anh tự nhận mình là người hoài cổ, ảnh hướng ít nhiều đến văn phong của các bậc tiền bối: Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương… nên phần lớn là thơ Đường luật và cổ phong.
Chùm thơ Phan Lan Hương (Gia Lai)
PHAN LAN HƯƠNG
Tên thật Phan Thị Lan Hương
Hội viên Hội VHNT Gia Lai
1.HƯƠNG THẢO NGUYÊN
Thảo nguyên xanh!
Thảo nguyên xanh!
ta tìm đến em
vừa hết mùa sim chín
băng qua những cung đường ngoằn ngoèo
chập chùng đèo dốc vây quanh
Thảm cỏ non tơ
còn đọng những hạt sương long lanh
dịu mềm trong làn nắng
trong veo buổi sớm
đôi mắt ướt
gởi hồn vào sâu thẳm
thương một thời
muối mặn gừng cay
Về bên em sớm mai nay
nghe thoang thoảng đâu đây
mùi hương ngọt ngào
của mùa sim chín
dẫu gặp em muộn màng
xa xôi lời yêu chưa hẹn
thênh thang lối đi về
nghe lòng mình bâng khuâng…
NƠI MIỀN QUÊ ẤY XIN GỬI MỘT TẤC LÒNG
Nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ (Kon Tum)
NƠI MIỀN QUÊ ẤY XIN GỬI MỘT TẤC LÒNG
Cầm trên tay tập bản thảo thơ: NƠI MIỀN QUÊ ẤY của Hoàng Lan Quyên – một nữ sỹ đồng hương, đồng nghiệp ngày nào khiến lòng tôi vui sướng biết bao. Trong tập thơ Hoàng Lan Quyên dành hết nội lực để vẽ nên một miền quê yên ả đầy thơ mộng mà cũng là nơi tôi đã cất tiếng khóc chào đời, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi tôi từng trải qua 5 năm trường làng ở bậc tiểu học năm xưa. Và hơn thế nữa, Hoàng Lan Quyên là một cô giáo, nên trong thơ cô dành nhiều đặc ân để nói về trường lớp, về trang giáo án, về kỷ niệm đầy nhớ thương những năm tháng đứng trên bục giảng với “bụi phấn rơi rơi”. Đặc biệt “Nơi miền quê ấy” chứa đựng trong tâm thức của cô một CON SÔNG QUÊ HƯƠNG bao quanh ăm ắp kỷ niệm của tuổi thơ, nên để mà nhớ mà thương suốt cả cuộc đời.
Thơ Hoàng Lan Quyên không cầu kỳ câu chữ, không sử dụng nhiều mỹ từ như những người thợ khéo tay gột rửa để đi tìm lối cách tân theo thể thơ hậu hiện đại như những nhà thơ khác. Đọc thơ cô, tôi nhận ra lối thơ tả chân nhưng sâu sắc và kín đáo bằng sự hoài niệm đẹp luôn canh cánh, luôn thổn thức trong lòng để vẽ nên bức tranh thơ của riêng mình. Mộc mạc nhưng lắng đọng, giản dị mà duyên dáng xuyên suốt tập thơ.
Chùm thơ NGUYỄN TẤN HẢI
NGUYỄN TẤN HẢI
Hội viên Hội VHNT Quảng Ngãi
- NGHÌN NĂM GỐI CHIẾC
Có lẽ nào thương nhớ người dưng
Rồi tưởng tiếc hồng nhan… mộng mị
Hình dáng muội để hoài trong ý nghĩ
Có lẽ nào không thể gọi tên
Từ kiếp nào anh nợ nần em
Mà sông rộng hai đầu thương nhớ biếc
Mà mây xám rủ chiều đi biền biệt
Để nghìn năm trăng gối chiếc lạc loài…
- GÃ TÌNH THUA
Gã tình thua
Cứ lặng thầm nghe từng buổi chiều rơi
Giọt, giọt rớt trên khoảng đời còn lại
Ở ngoài kia dòng sông trôi mãi mãi
Cây thì xanh, hoa lá chạy theo mùa
Anh suốt đời là một gã tình thua
Mà…
gió cũ thổi suốt mùa nhung nhớ
Này em yêu anh là thằng vỡ nợ
Nên tình trường anh chẳng dám vay ai…
NGUYỄN KIÊN GIANG
NGUYỄN KIÊN GIANG (Bình Sơn)
CÒN LẠI CHO CON
“Ru con mẹ ru con…”
Tiếng hát ru nghiêng về phía sóng
Núi đồi xanh mẹ gửi dòng mát trong
Đưa ngọt ngào về phía bể theo con
Tháng ngày đôi bờ – bên lở mẹ, đắp bồi bờ con
Như giữa lòng sông rung một mặt trời tròn
Mặt trời đỏ ngaỳ theo những bàn chân chồng con đi về biển gió
Mẹ mất đi một phần hồn!
Để trọn vàng mai mẹ vun những ngón tay mình chín nắng
Chữ cù lao mạch đất đắp phù sinh
Cửu thiên lòng mẹ hóa tình!
(Chín chữ người thương cả chín…
Chữ thứ mười mây cả tha nhân)
Nắng tỏa chiều nay nắng tỏa thành chân
Đất dựng lời ca lời ca ru sóng
Vỗ đời xanh cho sóng chẳng nỡ xô đời
Lời ru mẹ xưa xa mẹ ru cả xa khơi
Những chàng trai theo cha đi về cuối đất
Mặt biển nhìn lên lệ đời bay lất phất
Bụi sương lời như có như không
Lệ đầu sông buổi non Hồng mẹ vẫy…
Nỗi buồn bế bồng sóng bể thành bông!
Mẹ bồng những bãi bờ bồng những bờ bãi mênh mông nơi con sẽ đến
(Mười phương chân con bước: thành tứ hải giai huynh)
Đất nao chẳng đất tình
(Con hát bài ca tình cây và đất!)
Con sóng con mang dâng nhịp lạ hay quen, hay là quen lạ
Hay đồ-rê mi-pha-son-la la
Hay đồ-rê-mi-pha-son-… cỏ lả
(Cò lả muộn chiều là lả phía đồng xa)
Chạm say hoa lá
Hóa đôi tay gió thở lại qua
Thơ hóa đoá
Thủy chung núi cả
– Những ngọn núi bài ca!
(Ngực lời hô hấp những mùa hoa!)
Có những miền từng tưng như con từng gõ cửa
Cốc cốc cốc: – … đến như là đã hứa
Thắp đèn, mở cửa ơi Vừng ơi!
Say cuối đất cùng trời
(Say lời: lời người say
Say không lời: người say đang ngáy!)
Một quả đời tròn quay đều xoa lòng mẹ một phần vời vợi xưa đã theo cha đi mất
(Mai sao hôm – Hôm rồi sao mai…)
Cho con đi cũng là quay về lại
Để trọn lòng mẹ bảo bọc đã vuông tròn
Câu hát lý mười thương, đủ mười lý sắt son
Lời son chín đỏ, còn hạt muối sắt se mặn máu trắng đỉnh ngày ngọn gió
Thổi sợi tóc mẹ mây trắng ngàn năm
Con mơ mặt trời rằm của gió
Gió mơ em mặt lời khơi óng trăng rằm!
Hoa cải mơ mớ lời rau mơ
Vàng ơ ới vàng!
Bình luận mới nhất