Posts filed under ‘TRẦN THỊ CỔ TÍCH’
Chùm thơ Trần Thị Cổ Tích
Trần Thị Cổ tích (Quảng Ngãi)
DÒNG SÔNG CÁT
Trà Khúc ơi!
giữa mùa hè
chỉ có thể gọi tên người:
Dòng Sông Cát
bên bờ nam
nhìn những người yêu nhau hóng mát
trong mắt nhau họ có thấy sóng sông Trà
hay chỉ ngọn gió chiều mang theo bụi cát
làm xốn mắt ai?
ôi những bàn chân thả diều bé nhỏ
có bỏng rát không em khi chạy giữa lòng sông?
dòng dịu ngọt của một đời sông mẹ
sao mỗi độ hè về
chỉ còn dào dạt chảy
trong mơ?
cui cút nhỏ nhoi giữa hai bờ đèn màu rực rỡ
vóc mẹ gầy mòn… lay lắt… héo hon…
con nước quanh co, con nước ngập ngừng
chảy tức tưởi giữa ngoằn ngoèo gờ cát
du khách hỡi một lần thăm đất Quảng
dòng sông nào níu được gót lãng du
các con tôi mai này xa xứ
ký ức nào mềm mại một dòng sông
hay chỉ nhớ sông gầm gào giận dữ mỗi mùa đông
sóng xô dạt đôi bờ nát nhàu vườn rau của mẹ
hay chỉ nhớ nắng hè sấy khô dòng sông cát
khúc hát bờ xe âm vọng mơ hồ!
Trà Khúc ơi, bao giờ…
Người trẻ lại?…
NGÀY TÔI VỀ QUẢNG NGÃI CÓ VUI KHÔNG
tôi đã về
Quảng Ngãi có vui không
nắng sân ga run run màu hạnh ngộ
sợi tóc mềm ngân nga lời ca nhỏ
vỗ về tôi bao con sóng dịu dàng
ngày tôi về Quảng Ngãi có vui không
tách cà phê gợi hương mùa xanh cũ
gió sông Trà thổi tung niềm xa xứ
đời phong ba nay tìm lại quê nhà
đón tôi về Quảng Ngãi có vui không
khuya biển thức kể chuyện đời giông bão
mắt người sâu mà nỗi sầu chưa cạn
lời riêng chung chén rượu cháy môi cười
buồn hay vui cũng xin cùng ngồi lại
quá nửa dốc đời mấy nẻo phù vân
tôi trở về ấm tình quê tình bạn
gọi bao lần
Quảng Ngãi dấu yêu ơi…
Chùm thơ TRẦN THỊ CỔ TÍCH
Chùm thơ TRẦN THỊ CỔ TÍCH
khúc mưa
đưa tay hứng giọt mưa đêm
giọt thương giọt nhớ rơi thêm giọt sầu
giọt trong cho mắt tươi màu
kết thành xâu chuỗi ta khâu với mình
sao người cứ đứng làm thinh
chừng như ngôn ngữ theo tình ngủ mơ
gió khuya động ánh trăng mờ
lời ca người bỗng thành thơ ngọt ngào
RỒI CŨNG MỘT LẦN ĐI
Trần thị Cổ Tích
RỒI CŨNG MỘT LẦN ĐI
– Thân mến tặng các “chuẩn sinh viên” Quảng Ngãi
Từ biệt nhé, Quảng Ngãi ơi, từ biệt…
Ta lên đường hòa nhịp sống sinh viên
Mười tám năm bao buồn vui, trăn trở
Bao yêu thương, tiếc nhớ, giận hờn…
Giờ gửi lại nửa mảnh hồn ta đó
Sông Trà ơi! Thôi cũng một lần đi!
Tôi đi rồi còn ai đứng ngắm
Phố Quảng giăng mùa trên cánh mưa bay
Tôi đi rồi chắc mây buồn nhiều lắm
Khúc hát mơ màng ai gửi cho mây?
Ngày mai đó em lên đồi Thiên Ấn
Tôi gửi theo mấy giọt nắng vàng
Xin thả bay… thả bay… nhè nhẹ…
Cho ấm một ngày xuân sắp sang
Tôi đi rồi từng đêm ai ra phố
Bước mơ hồ trên những lối thân quen
Xin ghé giùm quán bên đường bé nhỏ
Tìm ly cà phê đêm Noel
Tôi sẽ đi, phố nắng chiều sẽ nhớ
Đường xưa se buồn thả lá vàng bay
Người có về nghe vương trong gió
Khói hương trầm phiêu lãng chiều nay?
Từ biệt mẹ, từ biệt cha, từ biệt…
Con chim non sắp xa tổ lên đường
Gửi mẹ cha nụ hôn ngày xa xứ
Con giữ lại lòng mình bao trìu mến yêu thương
Thuở mới lớn thèm vươn đôi cánh mộng
Mơ chốn xa vời rộn rã đường bay
Giờ chân sắp đi sao lòng muốn khóc
Nào có vui gì những cuộc chia tay!
Truyện dịch: GIÀNH GIẬT SỰ SỐNG
GIÀNH GIẬT SỰ SỐNG
-Tác giả: Thomas Bailey Aldrich (1836-1907)
-Nguyên tác: A Struggle For Life
-Người dịch: Trần thị Cổ Tích
-Giới thiệu tác giả:
Thomas Bailey Aldrich sinh ở Porthsmouth,New Hamshire,U.S.A. vào ngày 11.11.1936.Khi ông còn nhỏ gia đình dời đến New Orleans.Dở dang đại học vì cha mất sớm, năm 16 tuổi ông phụ việc cho người chú ở New York.Chẳng bao lâu sau ông trở thành cọng tác viên thường xuyên cho nhiều nhật báo và tạp chí, kết bạn với một số nhà thơ, họa sĩ… đương thời.Năm 1865 ông về New England.Ông từng là chủ bút của nhiều tạp chí như tờ Tichnor and Fields( 10 năm), Atlantic Monthly( 9 năm, 1881-1890)…
Tác phẩm gồm cả văn và thơ.T.B.Aldrich là tác giả đa tài nhưng được biết đến nhiều nhờ tài thơ.
“Truyện ngắn” vẻn vẹn 3 câu của ông thường được nhiều người nhắc đến:
“Một thiếu phụ đang ngồi trong một căn nhà cũ kỹ,đóng kín,biết rằng chỉ có mình trơ trọi trên thế giới này.Tất cả đều đã bị tiêu hủy.
Chuông cửa reo.”
Tháng Mười Một 28, 2012 at 3:29 sáng Bình luận về bài viết này
TRÒ CHƠI NGUY HIỂM NHẤT
TRÒ CHƠI NGUY HIỂM NHẤT
(PHẦN CUỐI)
Trong suốt hai tiếng đồng hồ, Rainsford đã đánh vật với con đường xuyên qua rừng rậm. “ Phải bình tĩnh.Phải thật bình tĩnh.”Anh nghiến răng lẩm bẩm.Tâm trí anh không hề yên ổn kể từ khi cánh cổng của toà lâu đài đóng sầm lại.Lúc đầu, toàn bộ ý nghĩ của anh là phải tạo được khoảng cách càng xa càng tốt giữa anh và tên sát nhân Zaroff.Vì thế, anh đã chạy thục mạng như thể bị thúc bách bởi một điều gì đó giống như nỗi kinh hoàng tột độ.Bây giờ anh đã tự chủ và thay đổi cách hành động.Anh dừng lại, xem xét bản thân và hoàn cảnh hiện tại.Anh thấy rằng nếu cứ chạy theo đường thẳng thì chẳng ích lợi gì.Chắc chắn nó sẽ dẫn anh tới biển.Anh mường tượng cái vùng nước ấy và biết rõ điều gì sẽ diễn ra ở đấy.
TRÒ CHƠI NGUY HIỂM NHẤT (Phần II)
TRÒ CHƠI NGUY HIỂM NHẤT
(Tiếp theo – Phần II)
Vị tướng mỉm cười: “ Không.Vài năm trước hổ đã không còn làm tôi hứng thú nữa.Ngài biết không, tôi đã vắt kiệt khả năng của chúng.Chẳng còn chút hồi hộp nào, chẳng có chút nguy hiểm thực sự nào, mà tôi thì ưa đối đầu với nguy hiểm, ngài Rainsford ạ!”.
Vị tướng rút trong túi áo ra hộp thuốc lá bằng vàng, mời khách một điếu màu đen dài có đầu lọc bằng bạc, khói thuốc rất thơm, thoang thoảng mùi nước hoa.
“ Tôi và ngài, hai chúng ta sẽ thực hiện một cuộc săn tuyệt vời”.Vị tướng trầm giọng, “ Tôi sẽ hết sức vui mừng nếu được ngài hợp tác”.
“ Nhưng săn gì?”.Rainsford bắt đầu đặt dấu hỏi.
“ Tôi sẽ cho ngài biết sau”, vị tướng úp mở, “ Tôi biết ngài sẽ rất thích.Có thể nói thật khiêm tốn rằng tôi đã làm một việc hiếm có.Đã khám phá một cảm giác mới mẻ…Cho phép tôi mời ngài một ly nữa”.
“ Cảm ơn ngài”.
TRÒ CHƠI NGUY HIỂM NHẤT (Phần I)
TRÒ CHƠI NGUY HIỂM NHẤT
Nguyên tác: The Most Dangerous Game
Tác giả: Richard Connel ( 1893-1949)
Trần thị Cổ Tích phóng dịch
“ Đâu đó ở ngoài kia, về phía tay phải, là một hòn đảo lớn”,Whitney nói, “Và khá bí hiểm”.
“Đảo gì vậy?”,Rainsford hỏi.
“ Theo các hải đồ cũ, đó là đảo Bẫy Tàu”,Whitney làm ra vẻ hiểu biết, “ Một cái tên ẩn chứa nỗi chết chóc phải không? Cánh thuỷ thủ tỏ ra rất khiếp sợ nơi ấy. Không hiểu tại sao.Có lẽ bọn họ quá tin vào những lời thêu dệt sặc mùi huyền thoại của dân đi biển”.
“Không thể thấy nó đâu cả”.Rainsford căng mắt nhìn xuyên qua màn đêm nhiệt đới ẩm ướt như tấm chăn dày phủ chụp lên chiếc du thuyền.
Truyện dịch: NGÀY CHA TÔI ĐẾN TRƯỜNG
NGÀY CHA TÔI ĐẾN TRƯỜNG
Nguyên tác: Split Cherry Tree
Tác giả :Jess Stuart ( Mỹ)(1907- ?)
Người dịch: Trần thị Cổ Tích
Nguồn: Adventures in American Litterature.
Giới thiệu tác giả:
Sinh trưởng trong một gia đình nông dân chưa ai học đến bậc trung học, nhưng Jess luôn mong mỏi trở thành nhà văn nên bằng mọi cách đã gắng học đến bậc đại học. Sau khi tốt nghiệp, ông làm quản lý một trường huyện. Cuộc sống không dễ dàng gì với ông và ông đã tích lũy năng lượng từ những khó khăn trong cuộc sống. Những bài thơ đầu tiên được làm trên những tờ giấy loại hoặc lá thuốc lá trong khi ông đang cày bừa. Nhiều truyện ngắn về những nông dân và thợ săn vùngKentuckyđã đưa ông trở thành nhà văn viết về địa phương hàng đầu của Mỹ.
GIỚI THIỆU CHÙM THƠ CỦA TRẦN THỊ CỔ TÍCH
GIỚI THIỆU CHÙM THƠ CỦA TRẦN THỊ CỔ TÍCH (nguồn Bickkhe.org) Ai cũng nói Hương giang trầm lắng, êm chảy vì ít thác ghềnh. Nhưng tôi thấy êm lắng chỉ là bề mặt nước sông. Còn dưới đáy sông kia, Hương giang cuộn xoáy. Mà ở đời khi sự ‘náo động lòng’, ‘ẩn uất lòng’ (cứ cho là của sông đi!) không thể thể hiện được ra bên ngoài (bề mặt) mà ráng ủ bên trong, dưới tận lòng sâu thì dữ dội vô cùng. Có phải vì thế mà sáng sớm mặt Hương giang thường phủ đầy sương khiến Tràng Tiền chỉ còn thấp thoáng như một nét mày u ẩn (cái hơi nước ẩn uất lén bốc lên trong đêm để khỏi ai nhìn thấy sau một ngày chịu đựng nhục nhằn – Huế mà)? Nhìn sương phủ cầu Tràng Tiền, nhà thơ cho đó là màu sương lãng mạn (Mờ sương duyên dáng Tràng Tiền/ Nét mi cong gương mặt hiền Cố đô – MBA), nhưng biết chừng đâu đó là cái hơi ngùn ngụt bốc lên từ một nỗi nén chịu đến đớn đau! Tôi nghĩ thơ sẽ giải mã những tín niệm hoài nghi ấy, vì thơ thường nói thật, không giấu diếm. Thật mới hay, mới chính là mình. Đọc thơ Trần Thị Cổ Tích không hiểu vì sao tôi cứ miên man nghĩ về con “sông thơm” ấy. Tôi hoài nghi. Tôi đã hỏi. Và tôi đã được trả lời: “Trần Thị Cổ Tích tên thật là Trần Thị Trầm, quê quán: Huế. Sinh trưởng ở Quảng Ngãi”… Phải chăng do sự tác động của khí chất Quảng mà thơ chị tự nhiên hơn khi thổ lộ những kiềm nén mà người Huế thường ít nói vì sự tế nhị, âm thầm của xứ mưa rơi?…Và tôi đã mượn thơ TTCT để giải mã những ‘ẩn uất’ mà tôi đã mạo muội nói trên (Người Huế có ai giận tôi thì cũng mong thứ tha cho cái thằng dân ‘Quảng Nôm’ hay ưa nói thẳng). Trong chùm thơ 6 bài tôi chọn ở đây chỉ duy có 1 bài cuối cùng là còn âm hưởng của cái tên “Trầm” của TTCT. “Trầm” thì rất Huế rồi, nhưng Cổ Tích thì rõ ràng là xưa hơn Huế nữa. Chỉ có những người thơ dám trải thật lòng mình ra trang giấy sau khi cảm nhận “chín rục” nỗi đời thì mới đạt những câu thơ “Ngộ” mà theo tôi là một bài “Chánh Ngộ”: Thôi/ Không còn chỗ đi về// Ngồi đây với cỏ/ Bên lề nhân gian// Long lanh giọt giọt chuông vàng// Gội cho sạch/ Hết gian nan cuộc người”. Bài Lục bát chỉ vẻn vẹn có 2 cặp 4 câu được chủ định cắt thành 7 dòng thơ mà gom cả hết cái “cuộc người” giữa một cuộc rộng lớn nhân gian “không chỗ đi về”. Nhưng thơ đã về được để “ngồi với cỏ” để nghe (không phải nghe âm thanh mà cảm nhận) “giọt giọt chuông vàng” thì ngộ đến là đốn ngộ. Còn lại là những vần thơ “thoát hơi sương” của những kiềm nén dưới lòng sâu bùng lên như một sự giải tỏa/giải thoát với những “Trăng mật xuân”, “Lảo đảo Túy vân” cuộn sóng, ngả nghiêng bởi sự bùng dậy mãnh liệt của những hỏi đòi đầy tính nhân văn thoát ra khỏi cái bề mặt lừa người bằng sự êm đềm, suông chảy: “Này xống áo này dép giày này mũ nón/ Hãy tung vào một xó”. Vứt hết, tung hê để lao vào một “trăng mật” ngất ngây cùng sự hòa điệu của “ham hố xuân, khát vọng xuân”: “Đêm huyền diệu đêm chơi vơi đêm ngạt ngào hương xuân ngây ngất/ Ta ngã vào xuân quyện vào xuân bay lên bay lên đỉnh trời bát ngát/ Nước bềnh bồng mây bềnh bồng gió mơn man lời hoa dìu dặt”… Những câu thơ trải dài, trút bỏ “xống áo” buột ràng, mở lòng ra, bay bổng lên trong ngây ngất “chơi vơi”, “bay lên đỉnh trời”, “bồng bềnh mây gió”, “mơn man dìu dặt”… Bao năm kìm nén dưới đáy sâu lòng mình, nên chỉ cần 5 phút chia tay khi con tàu sắp chuyển mình, ở “toa số 9”, họ “vẫn kịp” làm tất cả cho sự trọn vẹn của những hỏi đòi ở một cuộc chia tay. Thỏa thuê mà không đánh mất; vẫn giữ trong nhau, “vẫy vùng trong mắt nhau” khi bóng người dần khuất: “Vẫn còn kịp cài nụ hôn lên tóc/ Và kịp thấy/ Trong đáy mắt nhau/ Những giọt lệ vẫy vùng”. Nước vẫy vùng dưới đáy sông sâu chính là “Những giọt lệ vẫy vùng trong đáy mắt” nhau. Với TTCT, hồn tưởng đã chết theo tháng năm kiềm nén để con tim lạnh trắng, thì chính thơ đã đến vỗ về, cứu rỗi để bật lên những dòng thơ vừa lắng đọng thâm trầm vừa cháy bỏng khát khao: “Thất thểu lề đời/ Tôi đi/ Hoàng hôn thăm thẳm/ Tìm lời ru/ Vỗ về/ Con tim trắng”. (Mai Bá Ấn) (more…) |
Truyện dịch: KHÁT VỌNG MÙA XUÂN
KHÁT VỌNG MÙA XUÂN
Nguyên tác: Doctor Heidegger’s Experiment
Tác giả: Nathaniel Hawthorne (Mỹ) 1804-1864
Người dịch: Trần thị Cổ Tích
Nguồn: Adventures in American Literature (Xuất bản năm 1957)
– Giới thiệu tác phẩm:
Người ta đôi lúc tự hỏi: “Nếu tôi sống thêm lần nữa liệu tôi có thể thay đổi cuộc đời mình nhờ vào kinh nghiệm từng trải không?” Đó là câu hỏi thú vị. Và ở đây tác giả đã cho ta vài câu trả lời thú vị.
Tác phẩm này nằm trong tập truyện ngắn đầu tay rất thành công của Hawthorne, Twice-Told-Tales (Những chuyện được kể hai lần). Đây là câu chuyện tưởng tượng dựa theo ý tưởng về Nguồn Suối Thanh Xuân của những nhà thám hiểm người Tây Ban Nha đầu tiên đặt chân lên vùng đất Florida.Đọc truyện này bạn có thể tìm hiểu được,trong không gian nhỏ bé,vài tư tưởng mà Hawthorne thường đề cập đến trong những tác phẩm khác của ông.Đó là ý tưởng về những thí nghiệm độc đáo, lôi cuốn óc tưởng tượng mạnh mẽ của mọi người trong thế kỷ của những phát minh khoa học thần kỳ.Đó là vấn đề về cái cách tội ác tác động lên con người dưới nhiều hình thức khác nhau. (more…)
Tháng Mười Hai 1, 2011 at 7:31 sáng Bình luận về bài viết này
Bình luận mới nhất