Posts filed under ‘LÊ NGỌC TRÁC’
Giới thiệu Nhà thơ VŨ HỒ
Nhà thơ VŨ HỒ
Tên thật: Võ Tấn Nhơn
Quê quán: Thị trấn Sông Vệ, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi;
Cử nhân Văn khoa nguyên là Giáo viên;
(Sinh năm: 1932 – Mất: 21/4/2018).
VŨ HỒ VỚI ” NỖI BUỒN TRĂM NĂM”
– Lê Ngọc Trác
Tôi sinh ra và lớn lên bên dòng sông Vệ một làng quê nghèo bao đời chuyên sống bằng nghề nông. Trong những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX làng quê còn ” một chút” thanh bình. Sau những ngày đồng áng vất vả một số người dân quê tôi thường hay tổ chức đá gà. Thuở còn bé những ngày nghỉ học tôi thường đi xem đá gà. Trong khung cảnh sôi động ở trường gà nhiều người vung tay múa chân khàn giọng hò hét thách đấu theo trận đá gà tôi thấy có một người trung niên: vầng trán rộng đeo đôi mắt kính nghiêm nghị áo quần bảnh bao âm thầm theo dõi trấn đấu gà không hò hét như những người xung quanh. Hình ảnh ấy đã tạo ấn tượng trong tôi. Tôi tò mò hỏi ba tôi về người ấy. Ba tôi cho biết: “Lão ấy tên là Hai Nhơn dạy học… và làm thơ hay lắm“. Sau này ba tôi hoạt động cách mạng bí mật bị bắt ở tù. Hằng tháng đi thăm nuôi ba khi đi ngang qua thị trấn Sông Vệ thỉnh thoảng tôi gặp lại người mà ba tôi đã từng giới thiệu: “Lão ấy làm thơ hay lắm!“. Những lần gặp nhau vội vàng ấy ông đều ân cần hỏi thăm tình cảnh gia đình tôi hiện tại và gửi lời thăm ba tôi ở trong tù. Từ những kỷ niệm ban đầu ấy tôi bắt đầu tìm hiểu về ông và thơ của ông.
LÊ THANH PHÁCH “Hồn neo đậu bến sông quê”
LÊ THANH PHÁCH “Hồn neo đậu bến sông quê”
– Lê Ngọc Trác
Đứng bên này cửa Lở nhìn sang bờ nam cuối sông Vệ, xa xa những lũy tre, rặng dừa vươn lên trên nền trời, xóm làng mênh mông bên bờ biển thơ mộng. Đó là ký ức về Đức Lợi, một làng quê còn trong tôi của những ngày tháng chưa xa. Đức Lợi (còn gọi là Đức Hải) thuộc huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, vùng quê nhỏ bé nghèo khó này, nơi sinh ra và lớn lên của nhà thơ họa sĩ Nghiêu Đề, nhà thơ Phạm Huệ, Lê Văn Sơn, Mạc Trường Thiên, Lê Thanh Phách, Bùi Minh Vũ…
Lê Thanh Phách sinh năm 1964. Lúc nhỏ, quê hương bị chiến tranh tàn phá, phải tản cư sống cách quê gần 20 cây số, theo học tại trường Cây Da ở Điện An. Lớn lên, Lê Thanh Phách có một tâm hồn nhạy cảm, anh từng viết:
“Tôi của hôm nào thường trễ học
Với những ngày Thu lá rơi đầy
Hồn cứ ngẩn ngơ bên trời biếc
Giờ còn nhìn lại với mây bay.”
Từ năm 2006, Lê Thanh Phách đã xuất bản thi phẩm đầu tay “Về giữa làng Yên”. Năm 2007, với “Viễn du”. Đến 2017, Nhà xuất bản Văn Học in và phát hành “Bến sông quê” của Lê Thanh Phách. Trong vòng khoảng 10 năm, Lê Thanh Phách đã xuất bản được 3 tập thơ. Điều này chứng tỏ Lê Thanh Phách là một người say mê và gắn bó với thơ ca.
LÊ NGỌC TRÁC với ” QUẢNG NGÃI -CÂU THƠ NẶNG TÌNH CỐ THỔ “
LÊ NGỌC TRÁC với “ QUẢNG NGÃI -CÂU THƠ NẶNG TÌNH CỐ THỔ “
* ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Tập sách QUẢNG NGÃI – Câu thơ nặng tình cố thổ của tác giả Lê Ngọc Trác được viết theo lối giới thiệu thân thế và sự nghiệp văn học của 31 “hồn thơ” xứ Quảng dưới dạng phê bình và cảm nhận văn học. Đây là tập sách thứ 7 của tác gia Lê Ngọc Trác (tác gia: tác giả của nhiều tác phẩm, nhiều đề tài), là “khối trầm tích tình yêu” của những người con Quảng Ngãi luôn đau đáu về nơi “chôn nhau cắt rốn”, nơi luôn được thầm nhắc đến với lòng tự hào và thành kính: núi Ấn sông Trà.
Tuy là viết về thân thế và sự nghiệp của các chân dung văn học với mục đích phục vụ cho việc khảo cứu chân dung văn học nhưng tác giả Lê Ngọc Trác không viết theo lối phân mục tiểu sử (thân thế) và sự nghiệp như các tác giả khác từng làm mà ông làm mềm hóa đi, giảm bớt sự khô cứng của lối viết giáo khoa – khảo cứu bằng cách loại bỏ sự phân mục A, B, C… đồng thời chuyển các yếu tố nghiên cứu thành các yếu tố cảm nhận, biến các “thông điệp” về thân thế và sự nghiệp của các chân dung văn học khô khan thành những bài cảm nhận văn học dung dị, liền mạch, tạo tâm lý nhẹ nhàng, thoải mái cho bạn đọc khi tiếp cận các chân dung văn học. Hiểu đơn giản và ngắn gọn là ông không dùng lối viết biên khảo truyền thống mà khéo léo lồng tiểu sử các chân dung văn học vào các bài viết phê bình và cảm nhận văn học, bằng tư duy và ngôn ngữ của người nghiên cứu khoa học. Đây là thành công của tác giả Lê Ngọc Trác khi mà biên khảo là một thể loại văn chương dễ viết nhưng lại rất khó thành công!
4 gương mặt nữ trong vườn thơ miền núi Ẩn – sông Trà.
Theo dòng chảy thi ca miền núi Ấn sông Trà, riêng trong lĩn vực sáng tác, chúng ta nhận thấy số lượng những cây bút nữ làm thơ, còn ít là số nhỏ, chỉ chiếm một tỉ lệ khiêm tốn so với tác giả nam giới. Tuy vậy, qua từng thời kỳ vẫn có những nữ tác giả có tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người yêu thơ. Đó là: Trần Thị Triều Dương, Trần Thị Cổ Tích, Khôi Nguyên và Bùi Thị Thương.
1.
Trần Thị Kỳ sinh năm 1952 tại thị trấn Sông Vệ, với bút danh Trần Thị Triều Dương. Từ những năm 70 của thế kỷ 20, Trần Thị Triều Dương đã sớm tham gia thi Văn đoàn Âu Cơ Quảng Ngãi.

Thơ Trần Thị Triều Dương phần nhiều là những bài thơ buồn – rất buồn. Trong thơ, Trần Thị Triều Dương viết về thân phận tuổi trẻ, tình yêu, quê hương một thời chiến tranh ly tán với những câu chữ mang đậm nỗi buồn bi lụy trước cuộc sống mong manh:
“Tình nồng thấp thoáng nỗi say
Con sông nước đỏ heo may buồn buồn
Lắng nghe từng giọt tình buông
Dựng xây bia nhớ lên nguồn làm thơ
Một đời ta – nỗi ơ thờ
Mai về rũ tóc phố chờ chiêm bao
Vói lên cao đếm trăng sao
Ngôn từ chứng tích hư hao hình hài”.
(Chia xa)
(more…)
Tháng Mười Hai 23, 2015 at 1:26 sáng Bình luận về bài viết này
ĐINH TẤN PHƯỚC – Đi qua “gió mùa”chạm “bóng thức”
ĐINH TẤN PHƯỚC – Đi qua “gió mùa”chạm “bóng thức”
LÊ NGỌC TRÁC
“Lã ngọn tre
cánh cò
mong manh
chiều gió”.
Bài thơ ngắn – cực ngắn, chỉ vỏn vẹn có 9 từ, Đinh Tấn Phước đã vẽ nên một bức tranh quê đẹp và buồn lạ lùng. Đọc xong bài thơ, người đọc bỗng chợt nghe lòng man mác buồn thương về quê nhà xa lắc…
Đinh Tấn Phước chào đời vào mùa bão lửa trên quê hương Quảng Ngãi (1952). Năm lên 13 tuổi anh đã bắt đầu tập tễnh xếp chữ, bắt vần làm thơ. Lớn lên, Đinh Tấn Phước trở thành thầy giáo, chuyên nghiên cứu giảng dạy toán học. Mãi đến năm 2003, hơn nửa đời người, Đinh Tấn Phước mới trình làng thi phẩm đầu tay “Gió mùa”. Chỉ trong vòng 12 năm tiếp theo anh đã có 4 tập thơ được xuất bản, gồm : 99 bài thơ (2003), “Chạm bóng” (2009), “Bài thơ ngắn” (2012), “Bóng thức” (2015). Cùng với 5 thi phẩm in riêng, Đinh Tấn Phước còn có thơ in chung nhiều tuyển tập trong nước. Riêng tập thơ “Chạm bóng” đã đạt giải thưởng của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam vào năm 2009.
Mưa hoang” đầy nỗi nhớ trong thơ Hà Quảng
Mưa hoang” đầy nỗi nhớ trong thơ Hà Quảng
(Viết nhân dịp đọc bản thảo tập thơ ” Mưa hoang ” của HÀ QUẢNG: Lê Ngọc Trác)
“Em xa mờ heo hút
Giọt mưa dài lê thê”.
Đọc qua hai câu thơ trên của Hà Quảng, lòng chúng ta chợt chùng xuống và chợt nhớ về hình bóng cũ ở phương xa. Đây là những câu thơ trong tập thơ “Mưa hoang” của Hà Quảng.
“Mưa hoang” là tập thơ thứ ba của Hà Quảng sau các thi phẩm: Con sóng tình yêu; Thao thức đã để lại nhiều yêu mến trong lòng bạn đọc.
NGUYỄN NGỌC HƯNG “Thương nhớ mẹ khôn nguôi”
NGUYỄN NGỌC HƯNG “Thương nhớ mẹ khôn nguôi”
Từ những năm 40 của thế kỷ 20, thi sĩ Hàn Mặc Tử đã viết bài thơ “Eva Maria” đầy màu sắc tâm linh. Hơn 70 năm sau, Nguyễn Ngọc Hưng một nhà thơ ở huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi viết bài thơ “Gọi hồn”. Phải chăng khi sống trong nỗi cô đơn, con người thường nghĩ về thế giới tâm linh. Và, những nhà thơ của chúng ta thường tâm sự với thần linh, tâm sự với người xưa?
Bài thơ “Eva Maria”, Hàn Mặc Tử viết trong thời kỳ bị bệnh nan y, ca ngợi đức Mẹ Maria và cầu mong Đức Mẹ ban phước lành. Với “Gọi hồn” là nỗi nhớ thương mẹ khôn nguôi của Nguyễn Ngọc Hưng:
TRƯƠNG XUÂN HUY “Gửi thương nhớ về sông”
TRƯƠNG XUÂN HUY “Gửi thương nhớ về sông”
Từ thửa thiếu niên, Trương Xuân Huy đã rời xa cây đa mái đình làng Vạn Mỹ bên dòng sông Vệ thân thương, định cư ở thành phố Đà Lạt. Sống ở thành phố ngàn hoa, Trương Xuân Huy dạy học và âm thầm đi vào cánh đồng thi ca.
Như những người làm vườn trên vùng cao nguyên LiangBian, sau những ngày lao động trong sương sớm, gió núi mưa chiều, lòng reo vui khi thấy “vườn xanh quả đỏ” của mùa vui. Sau những tháng năm âm thầm sáng tác trên cánh đồng thi ca của riêng mình, Trương Xuân Huy đã gặt được những mùa vui. Chỉ trong 5 năm, từ năm 1993 đến năm 1998, Trương Xuân Huy đã xuất bản được 3 thi phẩm, gồm: Quê hương như nôi hồng; Xa như màu nhớ; Vườn xanh quả đỏ. Thơ Trương Xuân Huy còn được chọn đưa vào 20 tuyển tập thơ trong nước và nước ngoài. Khi nói về thơ Trương Xuân Huy, người yêu thương thường nhắc đến “Màu thu Đà Lạt” và “Đà Lạt chiều mưa tháng Năm” là những bài thơ tình của Trương Xuân Huy đã neo đậu trong lòng những người yêu thơ và yêu xứ sở Đà Lạt ngàn hoa.
LÊ NGỌC TRÁC : “Viết chân dung văn học là cách học tập của tôi”…
LÊ NGỌC TRÁC : “Viết chân dung văn học là cách học tập của tôi”…
Lê Ngọc Trác là nhà thơ, nhà biên khảo, hiện đang sinh sống và hoạt động văn học nghệ thuật tại thị xã La Gi. Ông là tác giả của 6 tập sách, trong đó có 2 tập thơ, 1 tập tiểu luận, 3 tập biên khảo về chân dung các tác giả văn học trong và ngoài địa phương, qua đó, góp phần giúp người đọc nhận diện rõ nét hơn chân dung các tác giả hiện đang còn sống hay đã qua đời. Cộng tác viên Báo Bình Thuận cuối tuần đã có cuộc trò chuyện cùng ông.
Thưa nhà thơ Lê Ngọc Trác, xuất thân là nhà báo và hiện nay trên lĩnh vực văn học nghệ thuật, nghề viết đến với ông là một sự bền bỉ suốt mấy chục năm qua, ông có thể chia sẻ về điều này được không?
Giới thiệu tập biên khảo “Thi nhân – Thi ca & Cảm nhận” của Lê Ngọc Trác
“Thi nhân – Thi ca & Cảm nhận” của Lê Ngọc Trác
Lê Ngọc Trác là một cây bút viết khá đều tay hiện đang sống ở thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận. Khoảng 10 năm trở lại đây, ông là tác giả của nhiều tập thơ, tiểu luận và biên khảo văn học được đông đảo công chúng đón nhận nhờ cách viết nhẹ nhàng, giàu cảm xúc. Với niềm say mê văn học, mới đây ông tiếp tục ra mắt thêm một cuốn sách mới có nhan đề “Thi nhân – Thi ca & Cảm nhận”.
Cuốn tiểu luận “Thi nhân – Thi ca và Cảm nhận” của Lê Ngọc Trác do Công ty cổ phần văn hóa Đất Việt liên kết với NXB Văn Học xuất bản & phát hành trong tháng 4/2013. Sách in theo khổ 13x20cm, dày 150 trang, trình bày gọn gàng, dễ đọc. Trong cuốn tiểu luận này, tác giả giới thiệu với bạn đọc chân dung 18 nhà thơ Việt Nam nổi tiếng một thời, như: Bích Khê, Đinh Hùng, Hồ Dzếnh, Hoài Khanh, Kiên Giang, Ngũ Hà Miên, Nguyên Sa, Nguyễn Vỹ, Quách Tấn, Phạm Công Thiện, Tế Hanh,Thế Phong, Thanh Thào, Trần Tuấn Kiệt, Trần ngọc Hưởng, Trần Hoàng Vy, Vũ Anh Khanh, Vũ Đức sao Biển… Lồng vào đó là những bàn luận và cảm nhận về tài năng thi ca của họ. Phần nói về nhà thơ Đinh Hùng, tác giả viết: “Cái chết của người thân trong gia đình, cái chết của người yêu. Nỗi đau sâu đậm chất ngất trời mây đã được Đinh Hùng thể hiện trong thơ. Đọc xong bài thơ “Gửi người dưới mộ” của Đinh Hùng, chúng ta đều cảm thấy rờn rợn trong hồn.”
Bình luận mới nhất