Posts filed under ‘2- GIỚI THIỆU TÁC PHẨM MỚI’
TRẦN HỮU SƠN NẶNG LÒNG CÙNG CHỮ NGHĨA THI CA
(Nhà thơ Ngã Du Tử)
TRẦN HỮU SƠN NẶNG LÒNG CÙNG CHỮ NGHĨA THI CA
Trần Hữu Sơn – người nặng lòng cùng chữ nghĩa với thi ca, anh đã xuất bản 02 thi phẩm Miền Trăng, Nxb Lao động (2016) và Tháp Cát, Nxb Hội Nhà văn (2019) cũng đã gây được tiếng vang trong tỉnh nhà. Hiện nay, anh đã nỗ lực cho ra đời tập thơ thứ 3: VỌNG NHỮNG MÙA TRĂNG, đây là tín hiệu đáng mừng cho những ai đam mê thơ nói chung và Trần Hữu Sơn nói riêng. Tuy xuất hiện hơi muộn trên thi đàn, nhưng bù lại chất liệu và kinh nghiệm trong anh từng trải đã thực chứng dày dạn hơn về phận người, nỗi đời. Vì thế ngôn ngữ thơ diễn bày đỉnh đạt hơn, nên chất thơ lung linh mà mặn mà, huyền ảo, nhất là mảng thơ quê hương và thơ tình.
Mở đầu cho thi phẩm bài Trà Giang thương nhớ anh viết:
“Tam Thương đón vạt nắng tà
Chuông chùa Thiên Ấn ngân nga giọt thiền”
Tiếng chuông chùa ngân nga, hình như sóng trần gian như đang rót từ tốn giọt tĩnh lặng vào tâm anh. Tâm càng tĩnh lặng, rỗng rang ý thức càng đầy, tâm hồn thăng hoa càng vời vợi. Thú chơi đời người xét cho cùng tao nhã vẫn là văn học, nghệ thuật. Văn học là nhân học. Nghệ thuật mang đậm tính mỹ học, hai tố chất song hành tồn tại ngay đời sống của chính anh vì vậy hổ tương nhau nhịp nhàng. Trần Hữu Sơn may mắn có cả hai, nên hình ảnh: “Dấu xưa thắm mãi địa đàng/ Váy đen, yếm đỏ, trăng vàng… đòi thơ” có sự phối hợp nhuần nhị giữa sắc màu và không gian rất tinh tế. Với mây anh dùng “cây mây trắng”, rất lạ về thi ca: “Cây mây trắng trổ nhành hoa ráng đỏ/ Sông trăng mơ trải lụa dấu thiên hành”… đẹp về hình ảnh thi ca trong mỗi câu lục bát của mùa trăng vọng ấy, người đọc như thấy hình ảnh của bức tranh ngôn ngữ: “Mùa xuống giống vắng cô nàng gánh mạ/ Tiếng cười giòn xao xuyến những mùa trăng” hay là: “Anh lầm lũi thương luống cày dang dở/ Dệt nỗi buồn bên lối nhỏ hoang vu”. Đọc câu kết của bài thơ ấy ai cũng ngỡ ngàng, thì ra anh mải miết cày xới luống cày tình ái, ai ngờ tất cả đều dở dang. Phải chăng, duyên nợ không vẹn với cô thanh nữ “có nụ cười làm xao xuyến mùa trăng”?
PHIÊU LÃNG CA!”, KHÚC CA CHƯA DỪNG LẠI
(Hồ Nghĩa Phương)
PHIÊU LÃNG CA!”, KHÚC CA CHƯA DỪNG LẠI
Nhận bản thảo tập thơ do chính người vợ hiền của Duy Toàn (bút danh: Lưu Lãng Khách) trao tận tay tại nhà với lời nhắn nhũ: “Nhờ anh đọc, biên tập và viết đôi lời giới thiệu về tập thơ của anh ấy!”. Dành thời gian đọc hết tập thơ “Phiêu lãng ca” với hơn 100 bài của Toàn, những bài thơ đầy cảm xúc trào dâng của người em cùng quê, một người bạn thơ ỏ xa tuy mới biết nhau nhưng đã dành cho nhau nhiều tình cảm nồng ấm.
Trong lần gặp Duy Toàn ở ngôi nhà riêng nằm trong hẻm nhỏ quận 7, Tp HCM và đây cũng là lần hai anh em có dịp gặp mặt nhau, bên ly bia đưa cay và chuyện đời, chuyện văn tràn qua buổi trưa hè. Ít nói về mình nhưng qua trao đổi thì Toàn tâm sự đã sáng tác thơ từ thời còn là học sinh trung học, trải qua bao thăng trầm của cuộc sống “Thơ” như nguồn động lực giúp Toàn vượt qua bao khó khăn, theo bước chân lãng du khắp mọi miền đất nước. Những cảm xúc được ghi lại được thể hiện qua câu chữ, những bài thơ nặng tình nghĩa với quê hương, với vùng đất, con người mà anh đi qua trải nghiệm, nỗi nhớ thương người thân trong gia đình, và một vài bóng dáng “nàng thơ” ở nơi anh đến. Tập thơ đầu tay của Duy Toàn, chúng ta có thể đọc liền mạch với chùm bài thơ: Độc hành ca, Phiêu lãng ca, Về thăm chốn cũ, Tình xuân…, là nỗi niềm riêng của tác giả. Anh tự nhận mình là người hoài cổ, ảnh hướng ít nhiều đến văn phong của các bậc tiền bối: Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương… nên phần lớn là thơ Đường luật và cổ phong.
NƠI MIỀN QUÊ ẤY XIN GỬI MỘT TẤC LÒNG
Nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ (Kon Tum)
NƠI MIỀN QUÊ ẤY XIN GỬI MỘT TẤC LÒNG
Cầm trên tay tập bản thảo thơ: NƠI MIỀN QUÊ ẤY của Hoàng Lan Quyên – một nữ sỹ đồng hương, đồng nghiệp ngày nào khiến lòng tôi vui sướng biết bao. Trong tập thơ Hoàng Lan Quyên dành hết nội lực để vẽ nên một miền quê yên ả đầy thơ mộng mà cũng là nơi tôi đã cất tiếng khóc chào đời, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi tôi từng trải qua 5 năm trường làng ở bậc tiểu học năm xưa. Và hơn thế nữa, Hoàng Lan Quyên là một cô giáo, nên trong thơ cô dành nhiều đặc ân để nói về trường lớp, về trang giáo án, về kỷ niệm đầy nhớ thương những năm tháng đứng trên bục giảng với “bụi phấn rơi rơi”. Đặc biệt “Nơi miền quê ấy” chứa đựng trong tâm thức của cô một CON SÔNG QUÊ HƯƠNG bao quanh ăm ắp kỷ niệm của tuổi thơ, nên để mà nhớ mà thương suốt cả cuộc đời.
Thơ Hoàng Lan Quyên không cầu kỳ câu chữ, không sử dụng nhiều mỹ từ như những người thợ khéo tay gột rửa để đi tìm lối cách tân theo thể thơ hậu hiện đại như những nhà thơ khác. Đọc thơ cô, tôi nhận ra lối thơ tả chân nhưng sâu sắc và kín đáo bằng sự hoài niệm đẹp luôn canh cánh, luôn thổn thức trong lòng để vẽ nên bức tranh thơ của riêng mình. Mộc mạc nhưng lắng đọng, giản dị mà duyên dáng xuyên suốt tập thơ.
MỘT THỜI ĐÃ XA… TRONG THƠ TRỊNH MINH ĐỨC
Cô giáo Trương Thị Diệp (Diệp Văn)
MỘT THỜI ĐÃ XA… TRONG THƠ TRỊNH MINH ĐỨC
Mùa Hè 2022, cùng với hoa trái ngọt ngào và sắc vàng rực rỡ của nắng hè, thầy Trịnh Minh Đức gửi cho tôi tập bản thảo với tựa đề “Một thời”. Đây là tập thơ thứ hai của thầy. Tôi may mắn được thầy nhờ viết lần thứ hai sau tập đầu tiên vào năm 2013. Lần này, cùng với hương gió heo may và những hạt mưa ngâu tháng Bảy khiến lòng tôi không khỏi bồi hồi, xúc động.
Tập “Một thời” có sự góp mặt của hơn Sáu mươi bài thơ đa dạng, đủ màu sắc của cuộc sống, đủ cung bậc của tình cảm thông qua thể thơ Đường luật với hình thức chủ yếu là thất ngôn, thất ngôn bát cú, song thất lục bát đã đem đến cho tập thơ thêm nhiều nội dung phong phú, đem đến cho bạn đọc nhiều cách tiếp cận và cảm thụ mới mẻ. Với tên gọi “Một thời”, tác giả chủ yếu hướng cảm xúc chân thành và rung động mãnh liệt của mình đến với nhiều đề tài khác nhau của cuộc sống, của một thời đã qua không bao giờ trở lại nhưng vẫn còn đó trong kí ức đẹp đẽ yêu thương. Đó là đề tài về quê hương đất mẹ, cảnh sắc thiên nhiên, về tình cảm gia đình sâu nặng và về tình yêu lứa đôi chân thành, tha thiết.
GIỚI THIỆU TẬP THƠ TRÀ GIANG THƯƠNG NHỚ 4
NHỮNG ĐÓA HOA TƯƠI THẮM TRONG VƯỜN THƠ TRÀ GIANG
Dòng đời cứ lặng lẽ trôi, mỗi thời gian qua như vun đầy thêm bao kỷ niệm. Những kỷ niệm êm đềm sâu sắc ấy luôn khắc khoải trong tâm hồn những người được sinh ra và lớn lên bên dòng sông Trà diết da thương nhớ.
Mùa hè năm 2012, Câu lạc bộ Thơ Trà Giang (CLB) được Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Ngãi (hiện là Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật) công bố quyết định thành lập. Tính đến nay, tập thơ nhiều tác giả này là đứa con tinh thần thứ Tư của Câu lạc bộ đúng như tên gọi: “Trà Giang thương nhớ 4”. Từ những cảm xúc của 69 cây bút chuyên và không chuyên, với nhiều độ tuổi khác nhau ở trong và ngoài Câu lạc bộ đã tạo nên một bức tranh ngôn ngữ tổng thể đa sắc màu. Mỗi bài thơ là một mạch nguồn cảm xúc, mỗi ca khúc phổ thơ là những tâm tư được ngân vang theo từng cung bậc của tâm hồn. Tất cả đều là sự rung cảm của mỗi trái tim biết yêu thương, chia sẻ, hòa nhịp cùng cuộc sống.
NGỒI VIẾT “VU VƠ” VỀ MAI HOÀNG DŨNG (VŨ THỤY NHUNG)
NGỒI VIẾT “VU VƠ” VỀ MAI HOÀNG DŨNG (VŨ THỤY NHUNG)
- HỒ NGHĨA PHƯƠNG
Chiều hôm qua, tôi nhận được tập thơ “Ngồi hát vu vơ” của tác giả Vũ Thụy Nhung (Mai Hoàng Dũng) ở TP HCM gửi tặng và sáng nay lật giở đọc lướt hết tập thơ. Nhận xét đầu tiên của tôi là hình thức lẫn nội dung tập thơ đều ổn, dù mỏng và ít bài nhưng có chất lượng, nội hàm chuyển tải lớn.
Nhận biết người bạn thơ Vũ Thụy Nhung này đã khá lâu rồi, từ khi nhóm thơ “Thiên Bút Thi Hữu” Quảng Ngãi tập hợp hơn mười thành viên nhưng sau đó vì những lý do khác nhau nhóm tự tan rã. Qua lời giới thiệu của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Quang Trần (nay đã mất) là người sáng lập viên Nhóm thơ TBTH, sau này tôi tiếp xúc với Dũng nhiều lần hơn và trong bài viết này tôi sử dụng với tên giấy tờ của tác giả Vũ Thụy Nhung là Mai Hoàng Dũng. Dũng quê ở phường Phổ Quang, thị xã Đức Phổ một vùng quê nhiều động cát, đầy nắng gió ven biển. Đã là anh em thân tình với nhau nên tôi cố gắng đến thăm nhà Dũng cho biết. Tôi đưa mắt nhìn chung quanh ngôi nhà nhỏ không có đồ vật tài sản nào đáng kể, có thể nói là đơn sơ của một người dành cả tuổi thanh xuân và cuộc đời cho “Thơ”.
Tháng Mười Hai 8, 2022 at 1:46 sáng Bình luận về bài viết này
“Ông ngoại – Và những câu chuyện kể”
“Ông ngoại – Và những câu chuyện kể”
(Nguồn: Báo Quảng Ngãi)-
“Ông ngoại – Và những câu chuyện kể” là tập sách của tác giả Đinh Hoài Bắc – nguyên Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi, đại biểu Quốc hội khóa X, khóa XI. Tập sách được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành tháng 10/2022, gồm 10 chương, như những lát cắt của cuộc đời anh Đinh Hoài Bắc, ngoảnh lại đã gần 70 năm.
Điều anh Đinh Hoài Bắc muốn nói, muốn thể hiện có thể chưa kể hết trong một tập sách, nhưng qua “Ông ngoại – Và những câu chuyện kể”, bạn đọc hiểu hơn về anh và ít nhiều chia sẻ những cảm xúc trải dài qua năm tháng của cuộc đời từ một cậu học sinh miền Nam trên đất Bắc, tốt nghiệp Trường Đại học An ninh nhân dân (nay là Học viện An ninh nhân dân – Bộ Công an) ra trường công tác tại Công an tỉnh Nghĩa Bình, Công an huyện Ba Tơ, Công an tỉnh Quảng Ngãi… “Tập sách chỉ là những câu chuyện kể về cuộc đời mình từ khi sinh ra, lớn lên, trưởng thành và nghỉ hưu. Tình cảm của mình dành cho các thế hệ học sinh miền Nam trên đất Bắc cũng như ở Quế Lâm – Trung Quốc… Và những công việc đã trải qua là câu chuyện kể bằng giọng văn của mình cho các con, cháu để hiểu hiểu về ông Ngoại”, anh Đinh Hoài Bắc chia sẻ.
Tháng Mười Một 12, 2022 at 8:10 sáng Bình luận về bài viết này
DƯ BA TIẾNG “CHUÔNG LÒNG” CỦA NHÀ THƠ MINH ĐOÀN
DƯ BA TIẾNG “CHUÔNG LÒNG” CỦA NHÀ THƠ MINH ĐOÀN
Tôi quen Minh Đoàn – Hiện là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Ngãi từ 12 năm về trước, khi cùng giao lưu thơ trên trang Blog Yahoo.com với nickame là “Trai Xứ Quảng”. Cùng là giáo viên dạy văn, cùng thiên về viết thơ trữ tình, chúng tôi nhanh chóng trở thành đôi bạn thân thiết dù Minh Đoàn ít tuổi hơn tôi, dù chúng tôi cũng chưa từng gặp gỡ nhau ngoài đời.
Năm 2014, trước khi in tập thơ đầu tay có tên là “Miền nhớ”, Minh Đoàn ngỏ ý nhờ tôi đọc trước và viết vài lời cảm nhận cho tập thơ. Tôi vui vẻ nhận lời và thực sự xúc động khi đọc bản thảo tập thơ thấm đẫm trữ tình của Trai Xứ Quảng.
Từ đó đến nay,tình bạn của chúng tôi vẫn luôn khắng khít dù trải qua tuổi tác thời gian, dù mỗi người đều có công việc và hoàn cảnh riêng của mình. Lần này, Minh Đoàn lại bày tỏ mong muốn tôi đọc trước và viết vài lời cảm nhận cho tập thơ mới của anh.
GIỚI THIỆU GƯƠNG MẶT SÁNG TÁC TRẺ HÀ HƯƠNG SƠN
GIỚI THIỆU GƯƠNG MẶT SÁNG TÁC TRẺ HÀ HƯƠNG SƠN
(Nguồn: Vanvn)- Hà Hương Sơn tên thật Hà Duy Tỉnh sinh ngày 22.8.1987, quê quán: Bình Thạnh, Bình Sơn, Quảng Ngãi; hiện là sinh viên chuyên ngành sáng tác văn học, Khoa Viết văn – Báo chí, Đại học Văn hóa Hà Nội. Anh là cây bút trẻ quen thuộc trên các trang văn học của báo chí gần đây, đang chuẩn bị xuất bản tập thơ Cuộc hành hương của giấc mơ và tiểu thuyết 15 năm. Anh cũng được trao Giải khuyến khích Cuộc thi Thơ năm 2019 – 2020 của Báo Văn Nghệ, Giải ba Cuộc thi “Người giữ màu dân tộc” của Trung tâm Văn hóa thành phố Hà Nội.
CHÙM THƠ HÀ HƯƠNG SƠN:
CUỘC HÀNH HƯƠNG CỦA GIẤC MƠ
01
trên những phù hoa tắm gội
cội nguồn ngàn năm nảy nở
anh ngồi mơ tưởng một vì sao
ngọn lửa thắp sáng loài người đi ra từ nguyên thủy
em trần truồng như cánh hoa ly
chiếc máy ảnh nháy lên rồi tắt lịm
rực rỡ một khuôn người
cuộc hành hương kỳ lạ
đưa anh vào thăm thẳm nguyên sơ tinh khiết
em chạm vào làn da loài bò sát
đó là tiên tổ của chúng ta
những chú khỉ nhảy nhót trong tâm tưởng anh
chúng không bao giờ có khái niệm
sự kiêu căng của em là đặc tính của loài người
giấc mơ là phù phiếm
khi ánh mắt anh nhìn thấy những vì sao…
KHÚC HOÀI NIỆM TÌNH ĐỜI
KHÚC HOÀI NIỆM TÌNH ĐỜI
(Nguồn: Báo Quảng Ngãi)- Đó là cảm nhận trong tôi khi đọc tác phẩm “Tháp cát” của tác giả Trần Hữu Sơn. Anh hiện là hội viên Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ thơ Trà Giang, Phó Chủ tịch Chi hội thơ Đường luật tỉnh Quảng Ngãi.
Bình luận mới nhất