Posts filed under ‘1- GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG’
VĂN TẾ GIÁO SƯ – THI SĨ VŨ HỒ
VĂN TẾ GIÁO SƯ – THI SĨ VŨ HỒ
Hỡi ôi!
Sông Vệ đầm đìa “Sao Khuya” sầu rụng
Ngọn cỏ bên đường chịu úa. Buổi xuân tàn trời đất hanh hao
Nhành cây trước giậu đành khô. Ngày hạ chớm càn khôn nóng nực
Xứ sở ruộng đồng bát ngát. Trời giăng sắc chết đục mờ
Quê hương rừng biển bao la. Đất phủ màu tang trắng xóa
Mây núi Ấn ngập ngừng trong nắng. Tầng tầng tiếc tưởng chẳng buồn trôi
Sóng sông Trà nghèn nghẹn dưới mưa. Lớp lớp lệ trào không nỡ vỗ
Nhà thơ Hữu Loan & mối tình mang “màu tím hoa sim”
Nhà thơ Hữu Loan & mối tình mang “màu tím hoa sim”
(Nguồn: Vanvn)- Vào một ngày cuối năm 2003, dưới tán lá cây bồ đề trong vườn nhà ông, dưới chân núi Văn Lỗi của làng Văn Hoàn (xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, cách TP Thanh Hóa chừng 50 km), bên chiếc chõng tre cũ kỹ, nhà thơ Hữu Loan đã kể cho tôi nghe về mối tình lãng mạn nhưng cũng hết sức bi thương của ông – mối tình đã làm nên bài thơ nổi tiếng Màu tím hoa sim.
Hữu Loan sinh năm 1914, trong một gia đình tá điền. Không được đến trường, chỉ học bữa được bữa không tại nhà do người cha dạy dỗ. Bù lại, ông có tư chất rất thông minh. Người làng Văn Hoàn kể rằng vào khoảng năm 1938, Hữu Loan vác lều chõng ra Hà Nội đua tài. Số đỗ kỳ thi ấy thật hiếm hoi. Cùng đỗ với Hữu Loan còn có Nguyễn Đình Thi, Hồ Trọng Gin, Trịnh Văn Xuân, Đỗ Thiện… Năm 24 tuổi. Hữu Loan rời quê nhà lên TP Thanh Hóa dạy học. Lúc bấy giờ, ở TP Thanh Hóa có cửa hàng bán vải và bán sách của bà Tham Kỳ (tên thật là Đái Thị Ngọc Chất, vợ của ông Lê Đỗ Kỳ – kỹ sư canh nông, có thời làm Tổng Thanh tra canh nông Đông Dương, sau này là đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Hữu Loan thường lại xem và mua sách và trở thành gia sư cho người con trai cùng cô con gái yêu của gia đình bà là Lê Đỗ Thị Ninh, lúc ấy mới tám tuổi.
BÙI VĂN CANG THƠ VÀ ĐỜI
BÙI VĂN CANG THƠ VÀ ĐỜI
Cách đây khoảng một tháng, tôi có gọi điện thăm hỏi khi hay tin nhà thơ Bùi Văn Cang bệnh nặng. Lúc đó anh đang nằm điều trị ở Đà Nẵng. Anh nói: “Nhận được điện của bạn mình vui lắm”. Tôi động viên anh an tâm điều trị và hy vọng sẽ gặp nhau. Vậy mà ngày 8-4-2022 nghe anh đã đi xa. Tôi xin đăng bài viết của Đoàn Vị Thượng nhân ra mắt tập thơ Bóng thời gian của anh tháng 12 năm 2006 như nén nhang lòng tiễn anh.
Tôi có may mắn quen biết, và gần như cùng lúc được đọc thơ của Bùi Văn Cang đâu khoảng từ năm 1972 – 1973. Hồi ấy anh chỉ mới là một học sinh trung học phổ thông, làm thơ như một bản năng kỳ lạ; một hiện tượng hiếm có ở cái tỉnh nhỏ Quảng Ngãi vốn rất ít người “biết” cầm bút. Tuy nhiên, ít mà vẫn có, dường như một vài tên tuổi đi trước anh một chút như Ngũ Hà Miên, Phan Nhự Thức, Hà Nguyên Thạch, Phạm Trung Việt, Bùi Trào Phúng, Trần Thuật Ngữ… , và đặc biệt, trước xa hơn – và nổi tiếng hơn như Bích Khê, Tế Hanh, Nguyễn Vỹ… đã có tác động đến ý hướng viết lách của Bùi Văn Cang. Nhưng theo cảm nhận chủ quan của tôi, người tác động mạnh nhất đến anh, có lẽ là một người không cùng quê và ở rất xa anh: nhà thơ Đinh Hùng.
‘Một cõi đi về’ qua lăng kính Thiền Quán Như Không Thích Nhuận Tâm
‘Một cõi đi về’ qua lăng kính Thiền Quán Như Không Thích Nhuận Tâm
-THÍCH NHUẬN TÂM
Nhạc Trịnh mang một màu sắc, thể điệu vô cùng lạ, ca từ mênh mang trừu tượng, ý tưởng siêu nhiên khúc chiết, ẩn ngữ mà phiêu bồng…
LTS: Nhân kỷ niệm 21 năm ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rời xa cõi tạm (1-4-2001 – 1-4-2022), PLO xin trích đăng bài viết ‘Một cõi đi về’ của Thiền Quán Như Không Thích Nhuận Tâm, trụ trì Chùa Lá (Gò Vấp, TP.HCM).
Trong buổi sinh hoạt dã ngoại văn nghệ của sinh viên Chùa Lá (Gò Vấp, TP.HCM), một học viên thể hiện bài hát Một cõi đi về của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã nhận được nhiều tràng vỗ tay tán thưởng kéo dài.
Sau đó có một học viên đứng dậy hỏi: Bạn hát rất hay, nhưng có hiểu được nội dung bài hát này mang ý nghĩa gì không? Tất cả 500 học viên đều ngơ ngác, quay nhìn lại hỏi tôi: Sư phụ biết không? Phân tích cho chúng con nghe.
Đây là một điều khá nan giải. Nhạc Trịnh mang một màu sắc, thể điệu vô cùng lạ, ca từ mênh mang trừu tượng, ý tưởng siêu nhiên khúc chiết, ẩn ngữ mà phiêu bồng làm sao giải thích. Nhưng nghĩ trường phái hội họa siêu thực vẫn chứa một nội dung hiện thực sâu sắc ẩn tàng trong tác phẩm, nên tôi mạo muội đem ra phân tích cho các em học viên hiểu thêm một ít về tác phẩm “Một cõi đi về“.
Nơi nào diễn đạt không trọn nghĩa hoặc sai lầm, mong cố nhạc sỹ và mọi người niệm tình lượng thứ. Nhân dịp ngày mất của cố nhạc sỹ để thay nén nhang tưởng nhớ.
Những giai thoại thú vị về cuộc đời thi sĩ Bùi Giáng
Những giai thoại thú vị về cuộc đời thi sĩ Bùi Giáng
(Nguồn:Vanvn) – Cᴜộᴄ đời Bùi Giánɡ dườnɡ như lᴜôn đượᴄ baᴏ ρhủ lên bởi νô số nhữnɡ ɡiai thᴏại ly kỳ, bất kỳ một tình tiết, ᴄâᴜ ᴄhᴜyện nàᴏ liên qᴜan đến “kỳ nhân” Bùi Giánɡ νà ᴄáᴄ táᴄ ρhẩm ᴄủa ônɡ đềᴜ nhᴜốm màᴜ hư thựᴄ. Từ tɾướᴄ đến nay, ᴄó khá nhiềᴜ bài νiết νề Bùi Giánɡ, tɾᴏnɡ bài này, ᴄhỉ xin ᴄóρ nhặt nhữnɡ ɡiai thᴏại thú νị νề ônɡ. Mà thật ɾa, ᴄᴜộᴄ đời ᴄủa nhà thơ Bùi Giánɡ νốn đã như là nhữnɡ ɡiai thᴏại kéᴏ dài…
Nhà thơ Bùi Giáng (1926 – 1998)
Khả nănɡ sánɡ táᴄ νô tiền khᴏánɡ hậᴜ νà khônɡ thể ɡiải thíᴄh
Bùi Giánɡ đã đi qᴜa đời sốnɡ như một ᴄᴜộᴄ dạᴏ ᴄhơi, ᴄáᴄh ônɡ νiết, dịᴄh sáᴄh, hay làm thơ đềᴜ nhẹ tânɡ, khônɡ ᴄhủ đíᴄh, khônɡ mànɡ danh lợi. Khônɡ ai biết ᴄhính xáᴄ Bùi Giánɡ ᴄó baᴏ nhiêᴜ táᴄ ρhẩm, dù ᴄhẳnɡ mấy khi nɡười ta thấy Bùi Giánɡ tỉnh táᴏ νà sánɡ táᴄ, nhưnɡ ônɡ là táᴄ ɡiả ᴄó táᴄ ρhẩm in ɾa đứnɡ νàᴏ hànɡ kỷ lụᴄ ở miền Nam tɾướᴄ 1975 νới hànɡ tɾăm đầᴜ sáᴄh. Gia tài thơ νăn hànɡ nɡàn táᴄ ρhẩm ᴄủa ônɡ ɾơi ɾớt khắρ nơi mà ônɡ từnɡ bướᴄ ᴄhân qᴜa.
Tᴜy nhiên, Bùi Giánɡ hᴏàn tᴏàn khônɡ ρhải một họᴄ ɡiả ᴄần mẫn, sᴜốt nɡày ɡiam mình tɾᴏnɡ thư ρhònɡ để miệt mài bên tɾanɡ sáᴄh như ᴄhúnɡ ta thườnɡ hình dᴜnɡ νề một táᴄ ɡiả νiết sáᴄh nổi tiếnɡ, kiểᴜ như là Nɡᴜyễn Hiến Lê hay Sơn Nam.
Nɡượᴄ lại, nhiềᴜ nɡười bạn ᴄủa Bùi Giánɡ đã nɡạᴄ nhiên nói ɾằnɡ họ ᴄhỉ thấy ônɡ sᴜốt nɡày lanɡ thanɡ ɾᴏnɡ ᴄhơi nhàn nhã, nhưnɡ một khi nhà xᴜất bản ᴄần, ᴄhưa đến một nɡày ônɡ đã manɡ đến ᴄả năm bảy tɾăm tɾanɡ sáᴄh. Ônɡ νiết sáᴄh νàᴏ thời ɡian nàᴏ, ᴄhᴏ đến nay νẫn là một bí ẩn khó ɡiải thíᴄh.
Tháng Mười Một 19, 2021 at 2:55 sáng Bình luận về bài viết này
CHÚT KỶ NIỆM VỚI NGHỆ SĨ – VÕ SƯ NGÔ ĐÌNH LONG CÙNG ANH EM VĂN NGHỆ QUẢNG NGÃI
Nghệ sĩ Ngô Đình Long (bia trái)
CHÚT KỶ NIỆM VỚI CỐ NGHỆ SĨ – VÕ SƯ NGÔ ĐÌNH LONG
CÙNG ANH EM VĂN NGHỆ QUẢNG NGÃI
Kỷ niệm của tôi với nghệ sĩ đa tài Ngô Đình Long thật nhiều, kí ức cứ ùa về như khúc phim quay chậm! Vào tháng 3/2016, hình ảnh đáng nhớ được Facebook nhắc lại về người nghệ sĩ trong chuyến đi Gia Lai mà anh là thành viên trong đoàn lên tham dự ra mắt tập thơ Mùa Thu Xanh của người bạn văn Phan Lan Hương.
Mới đó đã hơn 35 năm rồi, kể từ ngày biết anh, tôi và một đồng nghiệp là người em họ của anh đến thăm gia đình anh trong hẻm nhỏ đường Phan Đình Phùng, thị xã Quảng Ngãi (nay là Tp. Quảng Ngãi). Sau cái bắt tay thân thiện và trò chuyện cởi mở, được biết anh là một võ sư với cơ sở huấn luyện võ thuật mang thương hiệu “Kim Long”. Chữ “Kim” gắn với tên người thầy dạy võ của của anh là võ sư “Kim Sang” và tôi không thể kể hết những học trò cưng được anh đào tạo ở các nơi trong tỉnh Quảng Ngãi.
LÁI NHƯ ANH DU
Đọc lại bài viết về nhà thơ Trầm Thụy Du của RỐN CẮT LẦM đăng trên tạp chí Văn nghệ Bình Định tháng 8 năm 2014 để tưởng nhớ anh- nhà thơ- Tổng biên tập tạp chí Sông Trà- một con người hài hước và sống chí tình với anh em, bạn bè…
LÁI NHƯ ANH DU
Rốn cắt lầm (Trần Quang Khanh)
Anh Du là bút danh làm thơ- nhà thơ Trầm Thụy Du- còn tên thật của anh là Dương Thành Vinh. Nếu cho rằng “đặc sản” của Quảng Ngãi (cùng với Quảng Nam và Bình Định) là nói lái thì anh Du luôn là “đặc sản” được xếp đầu bảng. Bất cứ điều gì anh cũng lái rất giỏi. Trong các cuộc nhậu mà thiếu “Du lái” là anh em mất vui. Mới đây, anh phát hiện ra một loại bia rất đặc biệt, đó là “bia nhàu”. Anh hỏi cả bàn: “Tụi bây đã uống bia nhàu chưa?”. Cả bọn nhôn nhao: “Có rượu nhàu để uống chữa bệnh cao huyết áp chứ làm gì có bia nhàu cha nội?”. Anh cười móm mém: “Nhàu đây là “nhàu nhin” đó! Uống bia mà không có “nhà tài trợ” nên cứ “nhìn nhau” mỗi khi sắp kết thúc cuộc nhậu. He he”. Nói rồi anh hát vang: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai, ai cũng gọi một vài chai, nhưng mà đứa nào trả tiền”. Cả đám cười … phọt bia luôn! Cũng xin nhắc lại chuyện “độ” bài hát này của nhạc sĩ Trần Long Ẩn một chút. Cách đây hai năm, mấy nhạc sĩ ở TP HCM về Quảng Ngãi công tác, anh em văn nghệ Quảng Ngãi có dịp lai rai (không uống “bia nhàu”) với số nhạc sĩ này. Trong cuộc vui, Du lái cũng đã từng hát vang câu hát trên khiến nhạc sĩ họ Trần… xỉu luôn vì “độ chế” quá xuất sắc- như lời ông thừa nhận.
Nhớ Nguyễn Xuân Phước
Nhớ Nguyễn Xuân Phước
Có lẽ tôi là người có uy tín lớn với chị Thanh nên mỗi lần về Quảng Ngãi lại được Nguyễn Xuân Phước xem như người “giải phóng” cho anh, bởi vì tôi có thể đưa anh ra khỏi nhà vào bất cứ lúc nào. Tôi viết vậy để chúng ta thấy một Nguyễn Xuân Phước hết sức hiền lành, ngay cả sinh hoạt của mình cũng do bạn bè, vợ con định đoạt.
Tuy nhiên, nói vậy nhưng không phải vậy!? Tôi và Nguyễn Xuân Phước thân nhau từ rất lâu, từ khi còn ở Thi văn đoàn “Áo trắng” từ đầu những năm 70 ở thế kỉ trước và sau đó cùng học ở Văn khoa Sài Gòn (anh học trước tôi một năm). Cũng có thể nói giữa anh và tôi cùng những người bạn khác, thơ văn đã chan hòa trong cuộc sống, nhưng giữa tôi và Nguyễn Xuân Phước vẫn có một khoảng cách nào đó. Anh quá mơ mộng chăng, anh quá buông thả cuộc đời chăng. Tôi đã không thể tìm thấy câu trả lời?
Những tháng ngày sau tháng 4/1975, khi về ở Quảng Ngãi để chờ ra Hà Nội học tôi đã chợt nghĩ phải “cải tạo” Nguyễn Xuân Phước. Quả thật lúc đó tôi muốn Nguyễn Xuân Phước có một cách nhìn mới mẻ hơn về những tốt đẹp của cuộc cách mạng, những con người mới. Tôi muốn Nguyễn Xuân Phước làm quen, tiếp xúc với những người đã để lại những ấn tượng hết sức sâu sắc lên tuổi tuổi thơ của tôi, để sau này tôi luôn có thiên hướng về cách mạng. Đó là các chú Khương Thế Hưng (được biêt đến sau này với nhân vật M. trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm) và chú Thái Nguyên Chung (tức nhà văn Nguyễn Chí Trung). Nhưng lúc đó tôi chỉ gặp lại chú Khương Thế Hưng. Tôi và chú Hưng đã trò chuyện với Nguyễn Xuân Phước rất nhiều, những câu chuyện đời thường, thơ văn (không hề cường điệu) và những sinh hoạt cũng rất đời thường như cùng đi ăn don ở Nghĩa Hiệp, Tư Nghĩa… Nhưng qua mấy tháng ở Quảng Ngãi, Nguyễn Xuân Phước vẫn như người mộng du, hờ hững trước những biến đổi xung quanh.
Cho đến bây giờ, ngẫm lại tôi mới biết mình đã lầm, rất lầm. Nguyễn Xuân Phước không “hiền”. Cuộc đời Nguyễn Xuân Phước không do vợ con, không do bạn bè quyết định. Cuộc đời Nguyễn Xuân Phước không thể do ai định đoạt.
Bạn bè, vợ con, thế giới phù du chỉ là nơi anh “thỏng tay vào chợ” như một thiền sư. Thế giới mà anh vươn tới, thế giới mà anh đắm chìm chính là thơ ca. Thơ ca đã định đoạt cuộc đời anh. Và giờ đây ở cõi vĩnh hằng mong Nguyễn Xuân Phước cũng sẽ vĩnh hằng như thơ ca vậy!
Cộng hòa Liên bang Đức, tháng 10/2015
Nguyễn Thiện Tường
Tháng Mười Hai 15, 2015 at 7:11 sáng Bình luận về bài viết này
IM NGHE HÀN MẶC TỬ
IM NGHE HÀN MẶC TỬ
Càng khổ đau vật vã cả thể xác bao nhiêu, linh hồn càng anh hoa phát tiết bấy nhiêu, dẫu rằng sự phát tiết đó và kiếp người có bạc mệnh đến ngàn thu, thì thi nhân vẫn như đóa hoa dại im lặng nở giữa hố thẳm tư tưởng vô biên:
và cả lòng tôi chẳng nói rằng
không một tiếng gì nghe động chạm
dẫu là tiếng vỡ của sao băng…
Đau thương là hạnh phúc tuyệt vời của máu xương và hồn thiêng rực lửa, hồn thơ sẽ đi đến cõi vĩnh hằng, trăng sao bất tuyệt, Hàn Mặc Tử đã cống hiến cả thân tâm cho nhân thế, để đi đến tận cùng cội nguồn sáng tạo:
Nhớ và tiễn biệt anh Phạm Ngọc Cảnh
(1934-2014)
PHẠM NGỌC CẢNH
LÝ NGỰA Ô Ở HAI VÙNG ĐẤT
Anh lớn lên vó ngựa cuốn về đâu
gặp câu hát bền lòng rong ruổi mãi
đường đánh giặc trẩy xuôi về bến bãi
Lý ngựa ô em hát đợi bên cầu.
Hóa vô tận bao điều mơ tưởng ấy
bao câu hát ông cha mình gửi lại
sao em thương câu lý ngựa ô này
sao anh nghe đến lần nào cũng vậy
sao chỉ thấy riêng mình em đứng đấy
chỉ riêng mình em hát với anh đây.
Làng anh ở ven sông
Sắp vào tháng tư
mắt tình tứ rủ nhau về hội Gióng
mùi hương xông nụ cười lên nhẹ bẫng
ai chẳng ngỡ mình đang đi trong mây
ai chẳng tin mình đang rong ngựa sắt
cả một vùng sông ai chẳng hát
sao không nghe câu lý ngựa ô này
Thế mà bên em móng ngựa gõ mê say
qua phá rộng duềnh lên gợn sóng
qua truông rậm
đến bây giờ anh buộc võng
gặp mối dây buộc ngựa gốc lim già
suốt miền Trung sông suối dày tơ nhện
suốt miền Trung núi choài ra biển
nên gập ghềnh câu lý ngựa ô qua
Anh đa tình nên cứ muốn lần theo
xấu hổ gì đâu mà anh giấu diếm.
Ðêm đánh giặc mịt mù cao điểm
vạch lá rừng nhìn xuống quê em
mặt đất ra sao mà thúc vào điệu lý
khuôn mặt ra sao mà suốt thời chống Mỹ
lý ngựa ô hát đến mê người
mỗi bước mỗi bồn chồn về em đó em ơi.
Hay vì làng anh ở ven sông
những năm gần đây tháng tư vào hội Gióng
đã hát quen lý ngựa ô rồi
khen câu miền Trung qua truông dài phá rộng
móng gõ mặt thời gian gõ trống
khen câu miền Nam như giục như mời
ngựa tung bờm bay qua biển lúa
ngựa ghìm cương nơi sông xòe chín cửa
tiếng hí chào xa khơi…
hay em biết quê anh ngoài đó
câu hát bắc cầu qua một thời quan họ
câu hát xui nhau nên vợ nên chồng
lý ngựa ô này hát theo đường đánh giặc
có điều gì như thế ẩn vào trong?
Em muốn về hội Gióng với anh không
để anh khoe với họ hàng câu lý ấy
em muốn làm dâu thì em ở lại
lý ngựa ô xin cưới sắp về rồi
đồng đội anh đã trọn mùa thắng giặc
cũng sắp về chia vui.
Bình luận mới nhất